Skip to main content

Một vài mẹo đơn giản để tối đa hoá giá trị của Storytelling

21 Tháng Mười Một, 2022

Nếu bạn là người làm marketing, hẳn là bạn đã từng nghe rằng các thương hiệu lớn không bán sản phẩm, họ bán trải nghiệm và các câu chuyện. Bạn cũng nên học hỏi chiến lược này cho thương hiệu của mình.

Một vài mẹo đơn giản để tối đa hoá giá trị của Storytelling
Một vài mẹo đơn giản để tối đa hoá giá trị của Storytelling

Hàng loạt các nghiên cứu từ các nền tảng quảng cáo đều cho thấy rằng, người tiêu dùng ngày nay không chỉ cần một sản phẩm, họ cũng không chỉ ra quyết định mua hàng vì một sản sản phẩm nào đó có tính năng vượt trội, thay vào đó, họ cần nhiều hơn các trải nghiệm với thương hiệu, những mối liên kết có ý nghĩa với thương hiệu và cả những câu chuyện truyền cảm hứng mà họ có được từ thương hiệu.

Với tư cách là một người làm marketing, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bạn giờ đây là xây dựng nên những câu chuyện có thể tạo ra các kết nối có ý nghĩa với khách hàng của mình, và để làm được điều này, bạn cần phải suy nghĩ về khái niệm storytelling một cách có chủ đích hơn và từ đó tạo ra các giá trị bền vững hơn.

Dưới đây là một số mẹo đơn giản bạn có thể tham khảo.

Advertisement

1. Đừng kể lại những câu chuyện cũ.

Đối với tất cả các Marketer hay các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tập trung vào sự đổi mới và đột phá, họ chắc chắn sẽ nói không với những thứ xưa cũ.

Nếu doanh nghiệp của bạn có một lịch sử phát triển độc đáo hoặc một con đường thành công vĩ đại, hãy ăn mừng điều đó, hãy nắm lấy những gì khiến bạn trở nên khác biệt, tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn đang kể những thứ mà khán giả mục tiêu của bạn đã có thể dự báo trước.

2. Đừng chỉ nói – Hãy thể hiện.

Trong marketing và kinh doanh; một câu chuyện hay không phải là câu chuyện được bắt đầu bằng những tuyên bố nghe có vẻ to tát, bạn cũng không thể cố tính nhồi nhét vô số những từ ngữ đẹp đẽ vào trong tâm trí của khách hàng.

Những người kể chuyện giỏi cho khán giả của họ “thấy” thay vì chỉ là kể cho họ “nghe”. Sử dụng các dẫn chứng thay vì các biện minh phức tạp, sử dụng ví dụ thay vì kết luận.

Advertisement

Những nguyên tắc kể chuyện này sẽ không chỉ khiến cho các câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn mà còn có tính thuyết phục cao hơn.

3. Hãy thực tế nhưng đừng quá THẬT.

Kể chuyện hay Storytelling là về sự kết nối, những kết nối có ý nghĩa ở cấp độ con người, nó không phải về bán hàng hay marketing mà là về yếu tố cảm xúc và trên hết là xây dựng một cộng đồng.

Trong khi trung thực với khách hàng hay các nhà đầu tư là nền tảng căn bản của mọi câu chuyện đáng tin cậy, bạn không thể “kể” hết về tất cả những gì bạn có.

Một câu chuyện hấp dẫn và lôi cuốn luôn cần có yếu tố ly kỳ và cần được khám phá.

Advertisement

5. Đó không phải là về bạn… mà là về đối tượng mục tiêu của bạn.

Storytelling có rất nhiều hình thức khác nhau và được truyền tải theo những cách khác nhau, tuy nhiên có một điểm chung giữa hầu hết các câu chuyện đó là…họ phải thường xuyên kiểm tra các phản ứng của khách hàng của họ tới những gì mà họ đang kể với mục tiêu cuối cùng là đáp ứng các kỳ vọng của khách hàng.

Sử dụng chiến thuật storytelling cũng tương tự như làm marketing hay quảng cáo, vấn đề cốt lõi không phải là bạn có gì hay bạn muốn nói điều gì mà những gì bạn muốn nói có mối liên hệ hay ảnh hưởng đến người nghe như thế nào.

6. Kết nối với các giá trị của bạn.

Những câu chuyện hay là những câu chuyện có thể phản ánh cũng như tạo ra các giá trị của thương hiệu hay doanh nghiệp; chúng thể hiện cách bạn hiểu về bản thân mình và những người khác, và cách bạn giúp người khác biết về bạn hay thương hiệu của bạn.

Trước khi bạn tiến hành xây dựng bất cứ câu chuyện nào, hãy dành thời gian để tìm hiểu rõ về các giá trị của bạn với tư cách là một doanh nghiệp. Tập hợp các bên liên quan hay các nhóm đối tượng mục tiêu khác. Hiểu bạn đến từ đâu và bạn sẽ đi đâu. Những câu chuyện hay nhất sẽ phải được phát triển từ nền tảng này.

Advertisement

7. … Và giá trị của khách hàng.

Điều gì sẽ xảy ra khi một câu chuyện có thể truyền cảm hứng cho lòng trung thành suốt đời của khách hàng? Và làm thế nào điều này có thể xảy ra?

Trong khi kết quả có được ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau, một phần điều này không thể tách rời khỏi nền tảng căn bản nhất của một mối quan hệ đó là yếu tố giá trị.

Trong một mẫu quảng cáo của hãng Bảo hiểm John Lewis, thương hiệu này sử dụng âm nhạc, sự hài hước và xen lẫn với yếu tố rủi ro khi để máy quay theo dõi một cô bé nhảy múa quanh nhà, và suýt va vào những chậu cây và bình hoa có thể ảnh hưởng đến cô bé.

Không hề đề cập đến yếu tố bán hàng hay kinh doanh, thương hiệu này tập trung vào các giá trị kết nối khách hàng với những điều quý giá, nó cũng mô tả cảm giác tự do khi mọi người sở hữu những loại bảo hiểm phù hợp — biến một hợp đồng bảo hiểm từ một công việc nhàm chán thành một thứ gì đó đầy cảm hứng.

Advertisement

Bạn cũng có thể tạo ra kết nối tương tự nếu bạn tập trung vào các giá trị của khách hàng và “dệt” nên những câu chuyện ý nghĩa từ đó.

8. Đừng nói quá mức.

Naked Juice là một thương hiệu đồ uống của PepsiCo từng tuyên bố là “hoàn toàn tự nhiên” và “không sử dụng nguyên liệu biến đổi gen”.

Khi sự thật được phơi bày và mọi thứ không đúng như những gì PepsiCo cam kết, nó đã làm xấu đi mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng – những người từng tin tưởng PepsiCo luôn cởi mở và trung thực.

Thay vì cố gắng thêu dệt nên những thứ xa rời thực tế mà cuối cùng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu, hãy trung thực về việc bạn là ai và sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể cung cấp những giá trị gì.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement