Skip to main content

Chiến dịch truyền thông (Communications Campaign) là gì? Các loại chiến dịch truyền thông phổ biến

5 Tháng Mười Hai, 2022

Chiến Dịch Truyền Thông (Communications Campaign) là khái niệm đề cập đến những hoạt động Marketing phổ biến với mục tiêu giải quyết một vấn đề nào đó của thương hiệu liên quan đến khách hàng và thị trường. Vậy chiến dịch truyền thông là gì và có các kiểu chiến dịch truyền thông phổ biến nào.

Chiến dịch truyền thông là gì? Các loại chiến dịch truyền thông phổ biến
Chiến dịch truyền thông là gì? Các loại chiến dịch truyền thông phổ biến

Vai trò của các chiến dịch truyền thông thường liên quan trực tiếp đến việc tăng trưởng doanh số, ví dụ, một chiến dịch truyền thông về chương trình khuyến mãi lớn của Lazada, hay nỗ lực để giải quyết một nhiệm vụ quan trọng nào đó của thương hiệu mà có liên quan đến tâm lý hành vi của khách hàng, ví dụ, chiến dịch truyền thông về yếu tố tiết kiệm để tháo gỡ rào cản tâm lý về giá cao cho một số dòng nước giặt cao cấp chuyên biệt.

Một chiến dịch truyền thông thường có sự đầu tư đáng kể về ngân sách cho yếu tố sáng tạo, sản xuất đa nội dung (Content) và phát sóng đa kênh (IMC) với một kế hoạch bài bản về lịch xuất bản nội dung và phát sóng.

Chiến dịch truyền thông (Communications Campaign) là gì?

Chiến dịch truyền thông là khái niệm đề cập đến một loạt các hoạt động truyền thông hay marketing với mục tiêu giải quyết một vấn đề nào đó của thương hiệu liên quan đến từng phân khúc khách hàng và thị trường cụ thể.

Advertisement

Các kiểu hay loại chiến dịch truyền thông phổ biến.

1. Chiến Dịch Tái Tung (Re-launch):

Các chiến dịch tái tung được sử dụng để củng cố các thuộc tính thương hiệu quan trọng mà doanh nghiệp muốn xây dựng để trở thành Tài Sản Thương Hiệu (Brand Equity) và vượt trội so với đối thủ, hay là muốn thay đổi tâm lý và dẫn dắt những hành vi quan trọng (đặc biệt là những loại tâm lý tạo ra rào cản cho hành vi mua hàng).

Chiến dịch tái tung cũng tập trung xây dựng các câu chuyện truyền thông hấp dẫn (Storytelling) để làm mới mẻ hình ảnh thương hiệu (Brand Image) cho một thuộc tính quen thuộc nào đó, hoặc giúp khách hàng dễ tiếp nhận để tháo gỡ các rào cản tâm lý bất lợi đối với thương hiệu.

2. Chiến Dịch Tung Mới (New Launch):

Chiến dịch tung mới được sử dụng khi doanh nghiệp cần tung mới (ra mắt) hoàn toàn về một thương hiệu mới, dòng sản phẩm mới, một concept mới mà ưu việt hơn so với concept cũ, một cửa hàng mới, giới thiệu về một đại sứ thương hiệu mới uy tín, hay một chiến dịch CSR tạo ra giá trị cho xã hội.

Vì mọi thứ đều rất mới với khách hàng, nên loại hình Chiến Dịch (Campaign) này thường đòi hỏi cao về ngân sách cho sự sáng tạo và đa dạng hóa về nội dung, phối hợp chạy đa kênh (Marketing Mix…) để tiếp cận rộng và sâu.

Advertisement

3. Chiến Dịch Khuyến Mại (Performance):

Là kiểu chiến dịch với mục tiêu thông báo về một chương trình khuyến mại lớn với thể lệ khuyến mại hấp dẫn với các chủ đề đại chúng (Black Friday, Quốc Tế Phụ Nữ 8.3, Tri Ân Thầy Cô 20.11), hay doanh nghiệp tự sáng tạo ra chủ đề riêng (10 năm thành lập, sinh nhật lần thứ 6), hoặc đi theo các chủ đề của các nhà bán lẻ (AEON, Go, Coop Mart) và các sàn eCommerce (11.11, SBD).

Loại hình chiến Dịch này thường tập trung vào việc làm nổi bật thể lệ khuyến mại, tạo ra cảm giác “hời” với nội dung chuyên biệt cho khuyến mại (ví dụ, quy đổi giá trị quà tặng tạo cảm giác là cao, hay mang lại cảm giác là nhận thêm nhiều quà mà trả tiền lại ít, v.v…)

Bên cạnh việc thúc đẩy hoạt động truyền thông tích hợp trong suốt thời gian chạy chiến dịch, thương hiệu cũng cần phải sáng tạo ra nhiều loại nội dung hỗ trợ (Supporting Content) theo mục tiêu của từng giai đoạn của chiến dịch ở các trang Content Hub mà doanh nghiệp đang sở hữu (Facebook, TikTok, Instagram) để tạo ra tác động lớn hơn về truyền thông.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Advertisement

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement