Amazon tích cực trong cuộc đua tích hợp AI vào mua sắm trực tuyến
Để cạnh tranh với Google và Microsoft về các tiến bộ AI, Amazon đã cho ra mắt một loạt công cụ AI tổng quát và Trung tâm sáng tạo AWS.
Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của AI tổng quát, rất nhiều người đã chuyển hướng đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Khi OpenAI giới thiệu ChatGPT vào tháng 11/2022, Microsoft nhanh chóng thu hút được sự chú ý đáng kể nhờ lưu trữ chatbot này và đầu tư cho OpenAI 13 tỷ USD như được tiết lộ trên báo cáo.
Tính đến tháng 2 năm nay, Microsoft đã tích hợp AI tổng quát vào hết sản phẩm của mình, đặc biệt là Bing. Ngoài ra, Google cũng đã giới thiệu mô hình ngôn ngữ lớn mới của mình, Google Bard và đầu tư 300 triệu USD vào Anthropic, đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực ứng dụng AI tổng quát.
Nhưng Amazon phải đến tận tháng 4 năm nay mới công bố một mô hình ngôn ngữ lớn mới tên Titan. Mô hình này được hỗ trợ bởi một dịch vụ tên Bedrock, phần mềm hỗ trợ các nhà phát triển tận dụng trí tuệ nhân tạo AI. Trước kia, Amazon luôn tiên phong trong các xu hướng thị trường, còn lần này họ phải “đuổi theo” đối thủ của mình.
CÁC SÁNG KIẾN VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CỦA AMAZON
Vậy, chiến lược của Amazon là gì? Mới đây, công ty đã ra mắt Trung tâm Sáng tạo AI tổng quát AWS, một sáng kiến mới được thành lập để hướng dẫn khách hàng xây dựng và triển khai các giải pháp AI tổng quát.
Với khoản đầu tư 100 triệu USD, chương trình mong muốn có thể kết nối các chuyên gia AI và máy học của AWS với nhóm khách hàng toàn cầu để lên ý tưởng, thiết kế và triển khai các dịch vụ AI thế hệ mới.
Trung tâm Sáng tạo AI tổng quát AWS sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các ứng dụng AI tổng quát có trách nhiệm và các chiến lược máy học hiệu quả.
Trung tâm cam kết sẽ cung cấp định hướng chiến lược, công cụ và hỗ trợ, tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng các dịch vụ AI tổng quát của AWS.
Chúng bao gồm Amazon CodeWhisperer, một trợ lý mã hóa do AI điều khiển và Amazon Bedrock, một dịch vụ toàn diện cung cấp quyền truy cập vào các mô hình nền tảng từ AI21 Labs, Anthropic, Stability AI và Titan của Amazon, thông qua một API.
VAI TRÒ MỞ RỘNG CỦA AMAZON TRONG CÁC ỨNG DỤNG AI TỔNG QUÁT
Sang năm 2023, các bài đánh giá trực tuyến đóng vai trò then chốt đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử (eCommerce).
Người tiêu dùng hiện đại rất sáng suốt khi gần như họ đều nghiên cứu sản phẩm trước khi mua thường xuyên, họ để ý tới những bài đánh giá trực tuyến.
Có tới 89% người mua sắm ưu tiên đọc các bài đánh giá trực tuyến trước khi mua hàng. Các bài đánh giá đã trở thành một phần không thể thiếu trong trải nghiệm mua sắm, có ảnh hưởng đáng kể tới việc bán hàng.
Điều này thể hiện rõ khi 49% người tiêu dùng toàn cầu xếp hạng các bài đánh giá tích cực trong số những người có ảnh hưởng mua hàng hàng đầu của họ.
Amazon sẽ tích cực khám phá các cách để tích hợp nhiều AI hơn vào danh mục đầu tư của mình khi cuộc đua AI tổng quát ngày càng khốc liệt. Mặc dù công ty chưa công bố một công cụ hình ảnh hoặc chatbot AI nổi bật, nhưng trọng tâm của nó là hỗ trợ các nhà phát triển tạo ra các công cụ AI tổng quát độc đáo thông qua AWS.
Giám đốc điều hành Amazon, ông Andy Jassy đã nhấn mạnh điều này trong một lá thư gửi cổ đông về tiềm năng đáng kể của AI tổng quát cho công ty.
Trong đàm thoại với nhà đầu tư gần đây, ông lưu ý thêm rằng mọi phân khúc kinh doanh của Amazon đều tham gia sâu vào nhiều dự án AI tổng quát. Điều này bao gồm bộ phận thiết bị của họ, chịu trách nhiệm về các sản phẩm như Alexa.
Amazon hợp lý hóa các cơ chế phản hồi để thúc đẩy sự tham gia của người dùng bằng cách tích cực thu hút các bài đánh giá của người dùng trong ứng dụng của họ.
Công ty cũng tích hợp khả năng hiển thị đánh giá xuyên biên giới, đảm bảo người dùng toàn cầu có thể truy cập thông tin chi tiết về các sản phẩm giống hệt nhau.
Ngoài việc để AI quản lý các bài đánh giá, Amazon còn có kế hoạch giới thiệu tính năng “thông tin chi tiết về sản phẩm”, làm nổi bật các chủ đề lặp lại trong các bài đánh giá.
Công cụ AI này sẽ tóm tắt ngắn gọn các trang sản phẩm, làm nổi bật các thuộc tính đáng chú ý của sản phẩm và cảm nhận của khách hàng, đồng thời hỗ trợ người mua đưa ra quyết định.
KỊP THỜI XỬ LÝ CÁC ĐÁNH GIÁ GIẢ MẠO
Tuy nhiên, Amazon cũng như bao trang thương mại điện tử khác khi phải đối mặt với các bài đánh giá giả mạo do người bán tạo ra nhằm nâng cao uy tín của mình. Đứng trước thách thức đó, Amazon cho biết mình sẽ chủ động giải quyết các vấn đề này.
Lập trường của công ty là thắt chặt việc chống lại các phản hồi giả mạo và đẩy mạnh việc đảm bảo tính xác thực của nó. Công ty tuyên bố: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư các nguồn lực đáng kể để chủ động ngăn chặn các đánh giá giả mạo.
Điều này bao gồm các mô hình máy học phân tích hàng nghìn điểm dữ liệu để phát hiện rủi ro, bao gồm mối quan hệ với các tài khoản khác, hoạt động đăng nhập, lịch sử xem lại và các dấu hiệu khác về hành vi bất thường, cũng như có các chuyên gia điều tra sử dụng các công cụ phát hiện gian lận tinh vi để phân tích và ngăn chặn các đánh giá giả mạo xuất hiện trong cửa hàng của chúng tôi.
Các đánh giá nổi bật mới do AI tạo chỉ sử dụng kho dữ liệu đánh giá đáng tin cậy của chúng tôi từ các giao dịch mua đã được xác minh, đảm bảo rằng khách hàng có thể dễ dàng hiểu ý kiến của cộng đồng trong nháy mắt”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hà Anh | Theo VnEconomy