Skip to main content

Tác giả: ECOM

Streaming Ads có thể là xu hướng quảng cáo lớn tiếp theo

Khi các hình thức giải trí bằng video và mua hàng trực tiếp ( từ livestream) trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng, các nhà quảng cáo sẽ sớm tận dụng các phương thức quảng cáo trực tiếp (Streaming Ads) để tiếp cận khách hàng.

Theo thông tin mới đây, Group M (agency) đang có kế hoạch đơn giản hóa việc mua và đặt quảng cáo trên các dịch vụ phát trực tuyến (streaming) cho các nhà quảng cáo.

Để thực hiện chiến lược mới, GroupM đang hợp tác với BrightLine, Disney, KERV, NBCUniversal, Roku, Telly và YouTube để phát triển các định dạng quảng cáo mới cho các dịch vụ phát trực tuyến này. Định dạng này cũng hướng tới mục tiêu phục vụ những người xem vốn muốn né tránh quảng cáo.

Các mẫu quảng cáo dài 30 giây truyền thống cũng sẽ được chuyển đổi bằng cách kết hợp các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến để có thể tăng cường kết nối giữa thương hiệu và người xem, đồng thời giúp quá trình đo lường hiệu suất quảng cáo cũng trở nên dễ dàng hơn.

Xu hướng mua sắm Tết 2024 sẽ thay đổi ra sao trước các hành vi tiêu dùng mới

Trong một năm kinh tế còn nhiều khó khăn, tiêu dùng nội địa trở thành động lực tăng trưởng quan trọng thì mùa mua sắm cuối năm càng được doanh nghiệp quan tâm và chuẩn bị sớm hơn các năm trước nhằm đem lại sự hài lòng trong phục vụ và trải nghiệm cho khách hàng. Đặc biệt, năm nay, ghi nhận trên thị trường Tết, xu hướng và thói quen tiêu dùng của người dân có nhiều thay đổi, đòi hỏi các doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh và thích ứng.

Sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng và xu hướng mua sắm Tết 2024.

Từ cuối quý 3, nền kinh tế có tín hiệu tăng trưởng tích cực hơn, tạo đà cho sự khởi sắc của thị trường Tết với sức mua được cải thiện. Những tín hiệu khả quan được ghi nhận nhưng các chuyên gia kinh tế khá thận trọng đưa ra nhận định về sự bứt tốc hay sôi động của thị trường bán lẻ nội địa như những năm trước bởi chưa có tín hiệu rõ rệt cho thấy, người tiêu dùng đã nới lỏng chi tiêu.

Trong kết quả khảo sát vừa được công bố trong đầu quý 4, công ty nghiên cứu thị trường Kantar Việt Nam dự báo, trong dịp Tết 2024 người tiêu dùng sẽ không chi tiêu nhiều mà có xu hướng mua sắm cầm chừng, kể cả trong thời gian cao điểm.

Mạng xã hội Xiaohongshu (“Instagram của Trung Quốc” ) sẽ có lợi nhuận trong năm 2023

Xiaohongshu là mạng xã hội giống Instagram được gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent hỗ trợ đầu tư và phát triển, trong báo cáo mới đây từ Bloomberg, Xiaohongshu đang đạt mức lợi nhuận 500 triệu USD vào năm 2023. Điều đáng chú ý là vào đầu năm nay, mạng xã hội này chỉ dự kiến ​​sẽ kiếm được khoảng 50 triệu USD.

Tỷ suất lợi nhuận ấn tượng so với dự báo cho những tháng đầu năm 2023 có thể góp phần tạo ra một vòng gọi vốn hoặc IPO mới. Lần cuối cùng mạng xã hội này huy động được 500 triệu USD là vào năm 2021. Vào thời điểm đó, công ty sở hữu là Xiaohongshu Technology được định giá 20 tỷ USD.

Với các số liệu đang có, Xiaohongshu đặc biệt ấn tượng so với Instagram và Pinterest, các nền tảng này vốn đã phải mất nhiều năm để có thể biến lưu lượng truy cập thành doanh thu, dù là từ thương mại trực tuyến hay quảng cáo.

Chiến lược Đại dương xanh: Khái niệm và Lý thuyết nền tảng

Chiến lược Đại dương xanh là gì?

Chiến lược đại dương xanh trong tiếng Anh có nghĩa là Blue Ocean Strategy, khái niệm đề cập đến cách tiếp cận vào những không gian thị trường mới (chưa tồn tại trước đây) của doanh nghiệp.

Trái ngược với chiến lược đại dương đỏ, khi doanh nghiệp phải tranh giành thị phần với nhau trong một thị trường có sẵn, chiến lược đại dương xanh tìm cách phá vỡ yếu tố cạnh tranh khi doanh nghiệp tiên phong tìm kiếm những ngách thị trường mới, rộng lớn.

Tóm tắt về chiến lược Đại dương xanh và chiến lược Đại dương đỏ.

Bất chấp sự suy giảm dài hạn của ngành xiếc hay các rạp xiếc, hãng Cirque du Soleil đã tăng doanh thu lên gấp 22 lần trong 10 năm bằng cách phát minh lại rạp xiếc.

Thay vì cạnh tranh trong giới hạn của ngành hiện tại hoặc cố gắng giành lấy khách hàng từ các đối thủ cùng ngành, Cirque đã xây dựng nên những thị trường mới, điều sau đó đã làm cho yếu tố cạnh tranh hiện tại trở nên không còn khả dụng.

Một số xu hướng B2B Marketing năm 2024 Marketers cần biết

Theo báo cáo Marketing Mix của công ty tư vấn tiếp thị nổi tiếng SageFrog, sau nhiều năm là trụ cột chính tạo ra khách hàng tiềm năng, hiệu quả của các công cụ tiếp thị như tối ưu hóa các công cụ tiềm kiếm (SEO), tiếp thị qua công cụ tìm kiếm (SEM) và quảng cáo trên mạng xã hội đang suy giảm. Ngược lại, các nhà tiếp thị ngày càng quay trở lại với các kênh tiếp thị truyền thống.

Sự trở lại của những kênh Marketing truyền thống là xu hướng B2B Marketing đầu tiên trong năm 2024.

Trong kinh doanh B2B, các hoạt động gặp gỡ, phát triển, tiếp xúc khách hàng mới, giao dịch được thực hiện mạnh mẽ thông qua các triển lãm thương mại. Những hoạt động này đã bị trì hoãn suốt những năm dịch bệnh.

Khi việc gặp gỡ trở nên an toàn trở lại, các nhà tiếp thị nhận ra rằng không có gì có thể thực sự thay thế được sự kết nối và tương tác mà các sự kiện trực tiếp mang lại, khiến các hoạt động này gần như bùng nổ trở lại trong năm 2023. Theo dự đoán của SageFrog, tuy sẽ giảm tần suất so với năm ngoái, tiếp thị sự kiện sẽ là hoạt động được chi tiêu nhiều nhất trong năm 2024, chiếm tới 25% chi phí marketing.

Facebook đứng đầu các nền tảng nơi diễn ra lừa đảo, sau đó là Telegram, Google và TikTok

Tại lễ kỷ niệm 3 năm thành lập dự án Chống lừa đảo do ông Nguyễn Minh Hiếu (Hiếu PC), chuyên gia tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) sáng lập, các chuyên gia an ninh mạng đã có nhiều chia sẻ, cảnh báo về lừa đảo qua mạng, theo Cổng TTĐT Chính phủ, trang TP HCM.

Ông Philip Hùng Cao, chuyên gia về an toàn thông tin cho biết Liên minh Chống lừa đảo toàn cầu (GASA) và dự án xã hội chống lừa đảo đã phối hợp công bố báo cáo về tình trạng lừa đảo qua mạng tại Việt Nam năm 2023.

“Có gần 16 tỷ USD do người Việt Nam bị lừa đảo qua mạng trong tổng số 53 tỷ USD toàn cầu. Đó là con số rất lớn để thấy rằng Việt Nam là vùng trũng nhận thức thông tin và sử dụng mạng”, ông Philip Hùng Cao chia sẻ.

Theo báo cáo trên, ngành công nghiệp, lừa đảo qua mạng có tỷ suất lợi nhuận 2.500% trong năm qua, dự đoán năm 2024 tỷ suất lợi nhuận càng tăng.

Tikok Shop đang giành thị phần với Amazon tại Mỹ và muốn GMV đạt hơn 17 tỷ USD năm 2024

Nguồn tin cho biết TikTok Shop đang đặt mục tiêu tăng tổng giá trị hàng hoá (GMV) trong mảng thương mại điện tử tại Mỹ gấp 10 lần lên 17,5 tỷ USD trong năm 2024 và điều này sẽ gây ra mối đe dọa lớn hơn cho Amazon.

Mục tiêu về tổng giao dịch hàng hoá trong năm nay của TikTok Shop ở Mỹ được thảo luận trong các cuộc họp nội bộ. Hiện chưa có con số chính thức và kế hoạch vẫn có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình kinh doanh.

Mục tiêu đầy tham vọng của TikTok lại càng phả thêm hơi nóng cho cuộc chơi thương mại điện tử ở Mỹ, nơi  mà hiện Amazon và cả các nền tảng đến từ Trung Quốc là Temu và Shein vẫn đang làm mưa làm gió.

Không giống những người “đồng hương”, TikTok đang dựa vào khả năng tiếp cận trên mạng xã hội và sức hấp dẫn của các video dễ thành xu hướng để thu hút người mua.

Năm ngoái, tổng giá trị hàng hoá của TikTok Shop trên toàn cầu ước đạt 20 tỷ USD, trong đó Đông Nam Á đóng góp phần lớn doanh thu.

Hiện, công ty đang tìm cách mở rộng doanh số bán hàng ở Mỹ và châu Mỹ Latinh, nơi họ dự định triển khai hoạt động thương mại điện tử trong những tháng tới.

TikTok đã phủ nhận số liệu mục tiêu kể trên.

TikTok Shop là một trong những mảng kinh doanh phát triển nhanh nhất của ByteDance. Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh đang tìm kiếm động lực tăng trưởng mới ngoài quảng cáo trên mạng xã hội.

Doanh thu ByteDance đã tăng khoảng 30% vào năm ngoái lên hơn 110 tỷ USD, vượt xa mức tăng trưởng dự kiến ​​của các đối thủ mạng xã hội tên tuổi như Meta Platforms (FacebookInstagramWhatsApp…) và Tencent Holdings (WeChat).

TikTok Shop cho phép người dùng mua hàng khi đang lướt xem video ngắn trên nền tảng TikTok. Đây là một trong những nỗ lực thay thế cách mua sắm truyền thống mà Shopee của Sea hay Amazon thiết lập trước đó.

Mô hình này đã giúp Douyin (TikTok phiên bản Trung Quốc) chiếm một phần đáng kể trong ví tiền của người tiêu dùng trong nước, cạnh tranh với Alibaba Group Holding và JD.com.

Tại Mỹ, TikTok đang cung cấp dịch vụ vận chuyển và hỗ trợ cho những người có ảnh hưởng (KoL) bán hàng trong video và các buổi phát trực tiếp.