Skip to main content

Thị trường trà sữa Việt Nam: Sự bão hoà và “tay chơi mới” Mixue

27 Tháng Tư, 2023

Thị trường trà sữa Việt Nam hiện nay đang đi vào giai đoạn bão hoà, ngoài một số thương hiệu quen thuộc như Dingtea, ToCoToCo, Tiger Sugar, Phúc Long, Gong Cha, KOI Thé, thì cũng xuất hiện một số “tay chơi” mới.

Thị trường trà sữa Việt Nam
Thị trường trà sữa Việt Nam: Sự bão hoà và “tay chơi mới” Mixue

Phía Momentum Works từng đánh giá, trà sữa là một ngành công nghiệp mà 90% cửa hàng thất thu, do các sản phẩm dễ sao chép và các vấn đề về chuỗi cung ứng.

Những năm gần đây, cơn sốt trà sữa đã tạo ra một thị trường gần 3,7 tỷ USD tại khu vực Đông Nam Á. Trong đó, thị trường Việt Nam đứng thứ ba với quy mô hơn 360 triệu USD, tương đương hơn 8.500 tỷ đồng theo Momentum Works.

Còn theo một đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, thị trường trà sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% và đã đạt quy mô gần 300 triệu USD từ năm 2017.

Tại Việt Nam, trà sữa đang đứng thứ 2 về lượng người ưa chuộng sử dụng với 23% và hầu hết tập trung vào đối tượng là nữ giới (53%) và người trẻ từ 15 đến 22 tuổi (35%).

Khảo sát gần đây được công bố bởi công ty nghiên cứu thị trường Q&Me tại Việt Nam cho thấy, các chuỗi trà sữa dường như đang “hụt hơi” về số lượng so với các chuỗi F&B khác như: Highlands Coffee, Trung Nguyên, The Coffee House…

Phía Momentum Works từng đánh giá, trà sữa là một ngành công nghiệp mà 90% cửa hàng thất thu. Lý giải cho thực tế này, công ty nghiên cứu có trụ sở tại Singapore cho rằng, mặc dù có tỷ suất lợi nhuận cao (60%-70%), nhưng trà sữa vẫn là một ngành hàng khó cạnh tranh do các sản phẩm dễ sao chép và các vấn đề về chuỗi cung ứng.

Đặc biệt, giai đoạn 2020 – 2021, trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hầu hết các thương hiệu trà sữa đều giảm tốc mở cửa hàng mới, hoặc buộc phải thu hẹp hệ thống cửa hàng trên cả nước.

Sau quá trình thanh lọc, thị trường trà sữa Việt Nam hiện nay do một số thương hiệu phổ thông như Dingtea, ToCoToCo, Tiger Sugar và cao cấp gồm Phúc Long, Gong Cha, KOI Thé chi phối.

Điển hình như thương hiệu ToCoToCo sau khi đã có mặt trên khắp 56 tỉnh thành với gần 500 cửa hàng, trong đó có gần 400 cửa hàng nhượng quyền đã phát triển chậm lại.

Khoảng trống này ngay lập tức được lấp đầy bởi một thương hiệu mới là Mixue. Tính đến tháng 3/2022, Mixue có 21.619 cửa hàng trên toàn thế giới. Riêng Việt Nam đã có khoảng 600 cửa hàng Mixue, trải khắp 43 tỉnh thành.

Mixue gia nhập thị trường Việt Nam từ cuối năm 2018, chủ yếu kinh doanh các sản phẩm về kem tươi và đồ uống từ trà thông qua mô hình nhượng quyền.

Theo tìm hiểu, tổng chi phí đầu tư một cửa hàng Mixue có thể lên tới 700-800 triệu đồng. Ngoài ra, chủ đầu tư sẽ phải trả các loại phí khác như phí nhượng quyền, bảo lãnh hợp đồng, quản lý, đào tạo, nguyên liệu đợt đầu, thẩm định.

Trong khi với Gong Cha thì tổng mức đầu tư một cửa hàng ước tính 3-5 tỷ đồng. Các thương hiệu phổ biến khác như Ding Tea có phí nhượng quyền trên dưới 400 triệu đồng, TocoToco là 160-300 triệu đồng/3 năm tùy khu vực.

Một số thương hiệu khác miễn phí nhượng quyền, nhưng đẩy cao các chi phí chuyển giao công nghệ, quản lý cho chủ đầu tư

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo The Leader

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …