Skip to main content

Uber nhường thị trường và trở thành cổ đông lớn của Grab

15 Tháng Mười Một, 2023

Mỗi biến động thăng trầm của Grab đều ảnh hưởng trực tiếp đến “đối thủ” cũ phía bên kia bán cầu là Uber, nay đang là cổ đông lớn nắm giữ gần 14% cổ phần Grab.

Uber nhường thị trường và trở thành cổ đông lớn của Grab
Uber nhường thị trường và trở thành cổ đông lớn của Grab

2022 là năm không mấy thành công của Grab khi giá cổ phiếu công ty đã sụt giảm gần 55% khi kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng, dù thua lỗ đã được thu hẹp.

Ở bên kia bán cầu, “đối thủ” cũ của Grab là Uber, ứng dụng đã nhường thị trường Đông Nam Á cho Grab, cũng ghi nhận khoản lỗ 2,1 tỷ USD cho việc nắm giữ cổ phiếu Grab. Khoản lỗ này được hạch toán vào báo cáo kết quả kinh doanh của Uber với cái tên Khoản lỗ chưa thực hiện (Unrealized Loss).

2022 cũng là năm thua lỗ kỷ lục của Uber (trên 9 tỷ USD) với đóng góp không nhỏ từ Grab.

Advertisement

Trước đó, năm 2021, khi Grab lên sàn chứng khoán vào cuối năm, Uber đã ghi nhận khoản lãi tương tự 1,6 tỷ USD từ khoản đầu tư vào Grab. Năm 2021, Uber chỉ lỗ chưa đến 500 triệu USD.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối năm 2021, Grab đạt mức giá 7,13 USD/cổ phiếu – thấp hơn mức giá chào sàn cách đó hơn một tháng (11 USD/cổ phiếu). Tuy nhiên, “giá vốn” khoản đầu tư của Uber vào Grab được ghi nhận chỉ có 5,54 USD/cổ phiếu. Khoản lãi khổng lồ của Uber qua Grab có được nhờ sự chênh lệch giá này.

Một khi Uber chưa thoái vốn khỏi Grab, thì các khoản lỗ/lãi từ khoản đầu tư này đều là… chưa thực hiện (Unrealized Gain/Loss).

Kết quả kinh doanh của Uber phụ thuộc rất lớn vào biến động cổ phiếu Grab, cho dù công ty này không thực sự mua vào hay bán ra cổ phiếu.

Advertisement

Từ đối thủ đến “đồng minh”.

Cùng là các startup được Softbank đầu tư, Uber và Grab sớm trở thành đối thủ cạnh tranh khi chia nhau thị trường gọi xe Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Năm 2018, hai bên chính thức “đình chiến” khi Uber rút khỏi thị trường Đông Nam Á, nhường sân chơi cho ứng dụng gọi xe lớn nhất trong khu vực bấy giờ là Grab. Đổi lại, Uber được sở hữu hơn 23% cổ phần của Grab. Tính đến cuối năm 2022, Uber vẫn là cổ đông lớn của Grab, nắm giữ 13,9% cổ phần. Đây cũng là khoản đầu tư mang đến nhiều thăng trầm cho Uber.

Từ chỗ là đối thủ, sau khi nhường thị trường cho Grab, Uber có lẽ là đối tác luôn trông chờ vào sự phát triển của Grab – đúng hơn là sự thăng hoa của cổ phiếu Grab.

Grab vừa chính thức hòa vốn trong quý III/2023 – đúng như kế hoạch mà lãnh đạo công ty này tuyên bố hồi tháng Tám. Kết quả này, cùng với mức tăng gần 9% của cổ phiếu Grab trong 9 tháng đầu năm, đã giúp Uber ghi nhận khoản lãi 171 triệu USD từ Grab và chính thức lãi 493 triệu USD trước thuế.

Advertisement

Nắm giữ gần 14% cổ phần của Grab (tính đến cuối năm 2022), thực tế quyền biểu quyết của Uber tại Grab chỉ là 5,9% (do hơn 63% cổ phiếu ưu đãi biểu quyết của Grab do lãnh đạo công ty nắm giữ). Nói cách khác, Uber gần như không tham gia vào những quyết định điều hành kinh doanh của Grab, mà chỉ được hưởng lợi, hoặc chịu thiệt hại từ những quyết định đó, thông qua biến động giá cổ phiếu Grab.

Nếu không thoái vốn, cứ mỗi thăng trầm của cổ phiếu Grab, Uber cũng sẽ chịu tác động trực tiếp như vậy. Với số lượng cổ phiếu nắm giữ gần 536 triệu đơn vị, sự ảnh hưởng này là không nhỏ, có thể lên tới hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD.

Uber vẫn chưa thể thoái vốn khỏi Grab để cắt đứt sự phụ thuộc này, một khi giá cổ phiếu Grab đang thấp hơn “giá vốn” 5,54 USD mà công ty đã bỏ ra.

Grab không phải là đối tác duy nhất.

Grab không phải là đối tác duy nhất mà Uber nhường thị trường, bán lại mảng kinh doanh, đổi lại bằng việc sở hữu cổ phần.

Advertisement

2 năm trước khi rút khỏi Đông Nam Á, vào năm 2016, Uber đã rút khỏi thị trường Trung Quốc, nhường sân chơi cho ứng dụng gọi xe Didi cũng với thỏa thuận tương tự. Tính đến cuối năm 2022, Uber vẫn nắm giữ 11,8% cổ phần Didi, tương đương gần 144 triệu cổ phiếu – theo báo cáo tài chính năm 2022 của Didi.

Năm 2022, Uber gánh khoản lỗ 1 tỷ USD từ khoản đầu tư vào Didi. Trước đó, Uber thậm chí còn ghi nhận khoản lỗ tới 3 tỷ USD từ khoản đầu tư này.

Với khoản đầu tư vào startup Aurona, chuyên vận hành xe tự lái (xe tải và các phương tiện vận chuyển khác), lợi nhuận của Uber lại liên tục trồi sụt.

Năm 2020, Uber bán mảng xe tự lái cho Aurona, đổi lại nắm giữ 26% cổ phần của startup công nghệ này. Năm 2021, Uber ghi nhận khoản lãi 1,6 tỷ USD và khoản lỗ tới 3 tỷ USD vào năm 2022 cho khoản đầu tư này. 9 tháng đầu năm 2023, Uber ghi nhận 327 triệu USD lợi nhuận từ Aurona.

Advertisement

Những khoản đầu tư như vậy đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của Uber trong những năm gần đây. Trong khi việc thoái vốn, chấm dứt ảnh hưởng trong khi thị trường các ứng dụng gọi xe, startup công nghệ chưa vận hành ổn định, là điều không thể thực hiện trong ngày một ngày hai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Minh Thư | Markettimes

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement