Skip to main content

Content Strategy: Cách đáp ứng mục tiêu thương hiệu bằng chiến lược nội dung

13 Tháng Mười Một, 2021

Giữ cho thương hiệu luôn ở vị trí trung tâm là điều thiết yếu nhất để đáp ứng nhu cầu cũng như giải quyết các nỗi đau của khách hàng.

Cách đáp ứng mục tiêu thương hiệu bằng chiến lược nội dung

Ông Ryne Knudson, Chuyên gia tiếp thị nội dung cấp cao của Brandfolder, cho biết: “Khi sự hiện diện kỹ thuật số trở thành một điểm nhấn lớn đối với các hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đang tìm cách hợp nhất tất cả các hoạt động và đội nhóm của họ”.

Bà Leya Kritz, Giám đốc thúc đẩy nhu cầu (Demand Generation) của Brandfolder cho biết. “Rất nhiều thứ đang thay đổi. Và nó liên quan đến cách bạn quản lý các đội nhóm từ xa của mình, từ số lượng lớn các nội dung, khả năng cá nhân hóa đến các sản phẩm sắp tung ra thị trường. Thương hiệu cần tiếp cận đúng đối tượng vào đúng thời điểm.”

Để làm được điều này, những người làm marketing phải “đạt được sự cân bằng phù hợp” giữa yếu tố chất lượng và hiệu quả khi đánh giá chiến lược nội dung và công nghệ của họ.

Liên kết ngược tới thương hiệu.

Để có thể thực sự xây dựng được nền tảng công nghệ và tận dụng tối đa những gì doanh nghiệp của bạn muốn đạt được từ quan điểm thương hiệu, điều quan trọng là phải hiểu thương hiệu của bạn là trung tâm của những gì bạn đang làm.

Tất cả những nền tảng số của doanh nghiệp như nền tảng mạng xã hội, website hay ứng dụng đều nên được xây dựng và củng cố bởi dữ liệu. Và tất cả các yếu tố này nên được kết nối với nhau, từ quan điểm chiến lược, tới thương hiệu.

Cuối cùng, là sự nhất quán, sự nhất quán giúp tạo dựng niềm tin và sự tin tưởng, niềm tin và sự tin tưởng sẽ dẫn đến sự công nhận thương hiệu và sự công nhận thương hiệu đồng nghĩa với sự trung thành thương hiệu.

Xây dựng mối quan hệ đối tác nội dung.

Tạo ra nội dung và truyền tải thông điệp để xây dựng niềm tin và giá trị trong mối quan hệ với khách hàng thực sự là mục tiêu then chốt trên thị trường ngày nay.

Bà Leya Kritz, Giám đốc thúc đẩy nhu cầu (Demand Generation) của Brandfolder nói tiếp:

“Chúng tôi tổ chức nhiều sự kiện mang tính lãnh đạo tư tưởng, nơi chúng tôi sẽ có thể gặp đúng đối tượng, đúng khách hàng tiềm năng, để đảm bảo những thông điệp của chúng tôi được hiểu và ứng dụng đúng. Chúng tôi cũng hợp tác với rất nhiều nhà phân tích (KOL, Influencer) để kết nối với mạng lưới những đối tượng sẵn có của họ.”

“Sau đó, các nhà lãnh đạo tư tưởng này sẽ đưa ra quan điểm và trò chuyện dựa trên sự hiện diện của chúng tôi, xây dựng mối quan hệ với các khách hàng lớn, cung cấp nhiều dữ liệu trên website để thúc đẩy sức ảnh hưởng.”

Hãy để khách hàng tự “giáo dục” chính họ.

Nội dung thương hiệu cung cấp phải hữu ích trong việc giúp khách hàng làm những gì họ muốn làm trên thị trường hiện tại, đây chính là cách khách hàng sẽ tự nghiền ngẫm và giáo dục chính họ dựa trên những gì thương hiệu cung cấp và điều hướng.

Khách hàng đang tìm kiếm trực tuyến. Họ đang nói chuyện với đồng nghiệp, với những người mà họ đang kết nối, họ cũng đọc các bài đánh giá và họ đang làm tất cả những điều này trước khi tiếp cận với thương hiệu.

Bạn có thể có nhiều mục tiêu – nhưng chỉ có một thương hiệu.

Việc kết nối các chiến dịch và chiến lược thương hiệu của bạn với nhau là điều quan trọng hàng đầu khi bạn muốn đạt được các mục tiêu marketing.

Trong quá trình kinh doanh, có rất nhiều cá nhân hay bộ phận sẽ tiếp xúc với khách hàng và tổng hoà tất cả những trải nghiệm của khách hàng ở các điểm tiếp xúc đó sẽ là yếu tố quyết định liệu khách hàng có mua hàng của thương hiệu hay không.

Những người làm marketing nên tạo ra nhiều điểm chạm nhất trong suốt hành trình này để kết nối trực tiếp với khách hàng, để hiểu nhu cầu và nỗi đau của họ.

Tất cả những điểm này phải kết nối với trải nghiệm nội dung, cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Các mục tiêu này có thể bao gồm các KPI như khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn marketing (Marketing Qualified Lead) và khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn bán hàng (SQL).

Chiến lược nội dung nên bám chặt với chân dung khách hàng (personas) và với từng bước trong hành trình mua sắm của họ.

Mọi thứ mà bạn tạo ra và phân phối nó đến với khách hàng, dù là những nội dung mang tính lãnh đạo tư tưởng hay nội dung gắn liền với các phễu bán hàng (Sales Funnel), đều nên kết nối với một trong những nhu cầu hoặc nỗi đau (pain point) của đối tượng mục tiêu.

Cuối cùng, khi nói đến sự kết nối, kết nối ở mức độ cảm xúc là kết nối mang nhiều ý nghĩa và sâu sắc nhất để khiến khách hàng nhớ và yêu thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các ứng dụng hẹn hò như Tinder và Bumble có lượng người dùng giảm 2 năm liên tiếp

27 Tháng Mười Hai, 2024
Tập đoàn Match Group, chủ sở hữu của hơn 40 ứng dụng hẹn hò và là công ty dẫn đầu thị trường tron…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …