Skip to main content

Học cách trở thành một ‘Thương hiệu’ thay vì là ‘Nhân viên’

25 Tháng Bảy, 2022

Thay vì bạn mặc định mình là một nhân viên bình thường với ít giá trị, hãy tìm cách trở thành một hình ảnh mang tính thương hiệu với nhiều giá trị hơn.

Học cách trở thành một 'Thương hiệu' thay vì là 'Nhân viên'
Học cách trở thành một ‘Thương hiệu’ thay vì là ‘Nhân viên’ – Getty Images

Khi bạn là một nhân viên, bạn thường nghĩ rằng bạn chỉ cần làm những gì bạn được giao hay thông báo phải làm và không phải lúc nào bạn cũng thấy kiến ​​thức của mình hay thậm chí là bản thân mình có giá trị.

Tư duy bình thường của nhân viên (employee mindset) thường không giúp tạo ra những thứ mới, cải thiện khả năng lãnh đạo hay đổi mới những chiến lược mà doanh nghiệp hay thương hiệu đang có.

Ngược lại, khi bạn có tư duy xây dựng thương hiệu (branding mindset) hay nói cách khác là bạn muốn bạn là một ‘Thương hiệu’, bạn sẽ nghĩ về chuyên môn và kiến ​​thức của mình như là một sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn không ngừng cải thiện nó.

Advertisement

Nếu các sản phẩm và dịch vụ có thể cung cấp những trải nghiệm riêng biệt cho người dùng, bạn cũng cung cấp những thứ tương tự cho doanh nghiệp hay những người xung quanh.

Trong thế giới chuyên nghiệp hay kinh doanh nói chung, bạn phải làm việc và cung cấp những kiến ​​thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm riêng biệt cho các thành viên trong nhóm, cho khách hàng hay cho doanh nghiệp của mình.

Ngoài được thể hiện qua các kiến thức chuyên môn, thương hiệu cá nhân của bạn cũng có thể được thể hiện trong cách bạn nhận và giao nhiệm vụ, cách bạn ăn mặc hoặc cách bạn ứng xử trong các cuộc họp.

Những người có tư duy xây dựng thương hiệu cho chính họ thường thể hiện bản thân họ theo những cách tốt nhất và không ngừng làm việc để nâng cao kiến ​​thức chuyên môn.

Advertisement

Nếu bạn muốn nâng tầm tư duy của mình từ một nhân viên thành một thương hiệu, bạn phải thay đổi cách bạn suy nghĩ về những gì bạn có thể chia sẻ hay cung cấp.

Khi bạn đã xác định mình đang đại diện cho một thương hiệu, bạn phải học cách tạo dựng bản thân bằng cách xác định thương hiệu của mình.

Để làm điều này, hãy sử dụng công thức 3Es dưới đây.

  • Giáo dục (Education): Trong khi có không ít quan điểm cho rằng “bằng cấp không quan trọng”, sự thật là ngay cả bằng cấp bạn cũng không có thì bạn có thể làm được gì trừ khi bạn là thiên tài. Bạn cần phải có các bằng cấp hay chứng chỉ chuyên nghiệp, thứ có thể một phần minh chứng cho năng lực của bạn.
  • Trải nghiệm (Experience): Ngoài bằng cấp, bạn cũng cần các kinh nghiệm làm việc thực tế, đó chính là những thành công và thất bại mà bạn đã học được trong quá trình làm việc. Trong thực tế thì nhiều khi kinh nghiệm còn quan trọng hơn cả bằng cấp.
  • Chuyên môn: Cũng như khái niệm thương hiệu trong một doanh nghiệp, chúng gắn liền với chỉ một vài điểm khác biệt (USP), thứ mà khách hàng có thể phân biệt và lựa chọn, bạn cũng tương tự như vậy, bạn không thể giỏi tất cả mọi thứ. Bạn cần tập trung vào một hoặc một vài thứ mà bạn giỏi nhất.

Bước tiếp theo bạn cần làm là loại bỏ tư duy nhân viên mà bạn đang có.

Advertisement

Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo.

  • Ngừng đánh giá thấp những công việc bạn làm hàng ngày, hãy yêu thích ngay cả những công việc nhỏ và đơn giản nhất.
  • Coi trọng mối quan hệ của bạn với các bên nội bộ liên quan, các bên liên quan bên ngoài hay những khách hàng mà bạn gặp gỡ thường xuyên.
  • Bắt đầu tìm những cách thức mới để trao đổi hay thảo luận tại các cuộc họp thông qua các bài thuyết trình hay trao đổi trực tiếp.
  • Đừng chỉ nghĩ về bản thân, hãy nghĩ về bức tranh lớn hơn là doanh nghiệp hay thương hiệu. Dù cho bạn làm gì, hãy nghĩ về cách nó có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp dù cho đó là tích cực hay tiêu cực.

Khi bạn có thể buông bỏ được tư duy nhân viên của mình, bạn sẽ bắt đầu áp dụng tư duy xây dựng thương hiệu, bạn sẽ trở thành hình ảnh bạn mong muốn hay đạt được những mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.

Dưới đây là một số cách về tư duy xây dựng thương hiệu bạn có thể tham khảo.

  • Dù lớn hay nhỏ, mọi thứ bạn làm tại nơi làm việc đều là tài sản; là giá trị cá nhân của bạn.
  • Dù cho bất kì nơi đâu, mỗi khi giao tiếp, hãy thể hiện quan điểm của bản thân.
  • Viết ra những thành tích hàng tuần và theo dõi các chỉ số hiệu suất của bạn.

Bạn không xây dựng doanh nghiệp – Bạn đang tự xây dựng chính mình.

Khi bạn xây dựng thương hiệu cá nhân, tính xác thực là một tài sản lớn.

Advertisement

Khi hoà nhập với môi trường doanh nghiệp, bạn cần hiểu rằng, không phải doanh nghiệp nào cũng thích ‘con người thật’ của bạn, vì vậy, điều quan trọng là bạn phải đánh giá môi trường làm việc hiện tại, cân nhắc những thứ họ cần từ bạn và dần thay đổi sao cho phù hợp với môi trường hay mục tiêu chung.

Điều này không có nghĩa là bạn phải sống khác, bạn phải làm những thứ bạn không thích, thay vào đó, nó có nghĩa là bạn phải tham gia vào các hoạt động phát triển doanh nghiệp theo những cách tốt nhất mà bạn có thể, sử dụng những kinh nghiệm hay giá trị thưc làm minh chứng cho thương hiệu của riêng mình.

Trong khi các thương hiệu doanh nghiệp tốt nhất không ngừng phát triển các sản phẩm và dịch vụ của họ bằng cách cung cấp các tính năng mới hay trải nghiệm mới, bạn cũng cần liên tục làm mới bản thân, tạo ra nhiều giá trị mới hơn và trở nên phù hợp hơn trong từng bối cảnh kinh doanh nhất định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement