Skip to main content

Làm Digital Marketing là làm gì, có phải chỉ là chạy quảng cáo không ?

18 Tháng Năm, 2020

Các nhà làm Digital Marketing hay tiếp thị kỹ thuật số chịu trách nhiệm thúc đẩy nhận thức về thương hiệu (brand awareness) và tạo ra khách hàng tiềm năng (lead generation) thông qua tất cả các kênh Digital hay kỹ thuật số – cả miễn phí (free traffic) và trả phí (paid traffic).

lam-digital-la-lam-gi-marketingtrips

Advertisement

Các kênh này bao gồm: social media, website, application, SEO, SEM, email, display advertising hoặc các blog của công ty.

Người làm Digital Marketing thường tập trung vào các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) khác nhau cho mỗi kênh để họ có thể đo lường chính xác hiệu suất qua từng kênh. Ví dụ, một digital marketer chịu trách nhiệm về SEO, họ sẽ tập trung đo lường “lưu lượng truy cập không trả phí” của website của họ – dựa trên tổng số traffic hiện có của website.

Digital Marketing ngày nay đóng khá nhiều vai trò trong doanh nghiệp, thậm chí là vai trò chiến lược chính yếu của doanh nghiệp. Trong các công ty nhỏ, một digital marketer sẽ có thể là chuyên gia ‘đa chức năng’, khi họ cần phải có thể cần phải vận dụng nhiều chiến thuật khác nhau trong quá trình làm việc

Trong các công ty lớn hơn, khi cơ cấu nhân sự trở nên “thoải mái” hơn thì sự phân chia theo chuyên môn sẽ trở nên rõ ràng hơn, mỗi chuyên gia chỉ tập trung vào một hoặc hai kênh digital của thương hiệu thay vì “ôm show” như ở các công ty nhỏ khác.

Advertisement

Sau đây là một vài ví dụ về các vị trí chuyên môn phổ biến về Digital trong doanh nghiệp hiện nay:

SEO Executive/Specialist/Manager: KPIs chính là Organic Traffic (lưu lượng truy cập tự nhiên).

Nói đơn giản, các nhà quản lý SEO có vai trò giúp doanh nghiệp xếp hạng tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google. Sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, người làm SEO có thể làm việc trực tiếp với người tạo nội dung (content marketer) để đảm bảo nội dung họ tạo ra hoạt động tốt trên Google – ngay cả khi công ty cũng đăng các nội dung này lên phương tiện truyền thông xã hội (social media).

Digital Content Marketing Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là time on page, tổng traffic, views, lượng người subscriber …

Những bạn làm tiếp thị nội dung hay content marketing là những người sáng tạo nội dung trên nền tảng digital. Họ thường xuyên theo dõi lịch viết blog hay website của công ty và đưa ra chiến lược nội dung bao gồm cả video. Những bạn này thường làm việc với những người trong các bộ phận khác thuộc Marketing như PR, SEO, SEM, Social Media…để đảm bảo các sản phẩm và chiến dịch được hỗ trợ với nội dung kịp thời.

Social Media Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là follows, impressions, shares, comment, like, click, reach…

Vai trò của người làm Marketing trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội rất dễ suy ra từ tiêu đề, nhưng mạng xã hội nào họ quản lý và sử dụng cũng còn phụ thuộc vào ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Trên hết, những người làm truyền thông xã hội thiết lập lịch đăng bài cho nội dung bằng văn bản và hình ảnh của công ty. Những bạn này cũng thường xuyên làm viêc với các bạn content để sản xuất nội dung phù hợp cho các kênh.

Google Ads Executive/Specialist/Manager: KPIs chính là CPC (cost per click), CTR (click through rate), CPL (cost per lead), tổng paid traffic…

Nếu các bạn làm SEO chủ yếu mang về traffic tự nhiên không phải trả tiền (organic traffic) thì các bạn làm Google Ads – là một kênh paid media, tức có trả phí. Cả 2 kênh này đều có điểm chung là cùng thuộc SEM – Search Engine Marketing, tức là tối ưu công cụ tìm kiếm (chủ yếu là Google hoặc ở Việt Nam thì có thêm Cốc Cốc).

Advertisement

Tuỳ vào chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp mà doanh nghiệp sử dụng hoặc SEO hoặc Google Ads hoặc sử dụng đồng thời cả hai.

Facebook Ads Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là CPC, CPL, CTR, lượng comment, conversion, gửi tin nhắn…

Cũng là một kênh thuộc Social Network tương tự như Twitter, Instagram…tuy nhiên tại Việt Nam vì sự phổ biến mà riêng kênh Facebook có rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và sử dụng riêng vị trí Facebook Ads, đặc biệt với các doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp sử dụng ngân sách lớn cho Facebook.

Performance Based Ads Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là các chỉ số tập trung vào chuyển đổi như: cost per lead, cost per conversion, cost per booking, cost per sign up…

Những năm trở lại đây, rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và “đãi ngộ cao” với các bạn làm Performance, bởi tính chất của Performance là tập trung vào các hiệu suất thực hay nói cách khác là chuyển đổi hoặc cận chuyển đổi nên thường doanh nghiệp sẽ nhìn thấy chi phí đầu tư cho Performance là xác thực và “có giá trị”. Tuy nhiên nếu nhìn nhận ở bức tranh lớn hơn hoặc liên quan đến “scale up” thì chỉ dựa vào Performance có vẻ vẫn chưa thuyết phục cho lắm.

Thường vị trí này sẽ sử dụng kênh Paid Media để đạt được các mục tiêu hiệu suất được để ra bởi bộ phận Marketing. Tuỳ vào ngành hàng (B2B, B2C, D2C…), sản phẩm, thị trường…mà doanh nghiệp có thể tuỳ chọn các kênh digital để làm Performance.

Advertisement

Marketing Automation Coordinator: KPIs chính thường là Email open rate, campaign click-through rate, lead-generation (conversion) rate…tỉ lệ Lead, Click qua Chatbot…

Tự động hoá các hoạt động Marketing giúp chọn và quản lý phần mềm cho phép toàn bộ nhóm Marketing hiểu hành vi của khách hàng và đo lường sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì nhiều hoạt động Marketing được mô tả ở trên có thể được thực hiện tách biệt với nhau, điều quan trọng là phải có ai đó có thể nhóm các hoạt động digital này thành các chiến dịch riêng lẻ và theo dõi hiệu suất của từng chiến dịch.

Digital Marketing Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là tổng KPIs của các kênh Digital cộng lại và liên quan mật thiết với mục tiêu của Business.

Bên cạnh nhiều doanh nghiệp vẫn tách rõ các vị trí làm Digital theo từng kênh thì vẫn có nhiều doanh nghiệp sử dụng vị trí này như là vị trí tổng hợp tức làm đa kênh. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, khi lượng ngân sách Marketing và công việc còn ít thì đây sẽ là vị trí thường được chọn. Đối với các doanh nghiệp có lượng ngân sách lớn hơn họ cũng có thể sẽ sử dụng vị trí này tuy nhiên ở level Manager trở lên để quản lý các vị trí chuyên môn cụ thể theo các kênh Digital nói trên.

Khi doanh nghiệp sử dụng vị trí Digital thường sẽ được hiểu là bạn này sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động digital của doanh nghiệp gồm paid media, own media, earned media, cả organic lẫn paid, quản lý toàn bộ các hoạt động Digital Ads, các digital platform (web, app, tools, CRM…).

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Advertisement

Theo Hùng Lâm | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement