Quảng cáo cộng tác: Kết nối các thương hiệu và nhà bán lẻ để tối đa hóa sự tăng trưởng
Các nhà marketer tại APAC đã sử dụng quảng cáo cộng tác (Collaborative Ads) như thế nào? Họ thấy những tiềm năng gì? Các agency nên làm gì để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh doanh?
Để giải đáp những vấn đề đó, hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây của các chuyên gia đến từ Shopee, Hsin Hsin Galaxy, OpenMind và cả Facebook.
Ngay cả trong những ngày trước Covid-19, ngành thương mại điện tử đã đạt được mức tăng trưởng kỷ lục với hai con số.
Đại dịch mới đã thúc đẩy sự chuyển dịch từ các cửa hàng truyền thống sang cửa hàng trực tuyến, nhưng hiện nhiều doanh nghiệp vẫn đang thiếu nguồn lực để thiết lập hoặc mở rộng quy mô trên các nền tảng thương mại điện tử của riêng họ.
Các thương hiệu bán sản phẩm của họ thông qua các nhà bán lẻ trực tuyến có thể muốn xem xét đến phương pháp quảng cáo cộng tác của Facebook.
Định dạng quảng cáo này cho phép những người làm marketing đặt các quảng cáo động (dynamic ads) trên các phân khúc danh mục của nhà bán lẻ trực tuyến để thúc đẩy những người mua sắm quan tâm đến trang sản phẩm của các nhà bán lẻ.
Là một phần của hệ thống Facebook Discovery Commerce, quảng cáo cộng tác cho phép các thương hiệu vốn có sự hiện diện ít ỏi trên thương mại điện có thể tiếp cận khách hàng với các quảng cáo có khả năng thúc đẩy sự khám phá, cân nhắc cũng như mua hàng trên các website hay ứng dụng của các đối tác bán lẻ của họ.
Định dạng quảng cáo này được phát triển lần đầu ở khu vực APAC (Châu Á – Thái Bình Dương), đã mang lại rất nhiều hiệu quả cho các ngày hội Mega Sale bao gồm 11.11 (Ngày độc thân) và 12.12 trong hàng thập kỷ qua, nơi phần lớn các giao dịch mua sắm được thực hiện qua các nền tảng thương mại điện tử.
Bà Via Abano, Giám đốc Marketing sản phẩm tại Facebook, cho biết:
“Châu Á đã dẫn đầu trong việc sử dụng quảng cáo cộng tác để thúc đẩy chuyển đổi người dùng, lưu lượng truy cập và bán hàng trong hai năm qua.”
“Các nhà tiếp thị rất yêu thích định dạng này.”
Bà Sol Romero, chuyên gia tại Openmind Team Nestle cho biết:
“Vai trò của quảng cáo cộng tác trong con đường mua hàng của người tiêu dùng không chỉ giới hạn ở việc chuyển đổi hay mua hàng mà còn mở ra các cơ hội mới về khả năng khám phá thương hiệu, tạo ra các mong muốn và ý định mới.”
“Các nền tảng dường như đánh giá rất cao điều đó.”
Bà Peggy Zhu, Trưởng bộ phận phát triển thương hiệu và marketing tại Shopee cho biết:
“Thứ nhất, quảng cáo cộng tác cho phép quảng cáo được cá nhân hóa và sản phẩm được làm nổi bật một cách linh hoạt.
Đối với thương hiệu, điều đó có nghĩa là bạn có thể đẩy các sản phẩm đến các nhóm đối tượng có liên quan hơn, dẫn đến chuyển đổi hiệu quả hơn về chi phí.
Thứ hai, bản chất tự động của các quảng cáo cộng tác cho phép các nhà quảng cáo mở rộng quy mô của chiến dịch một cách dễ dàng hơn nhiều.”
Còn đối với Ông Vince Huang, tổng giám đốc tại Hsin Hsin Galaxy thì cho rằng quảng cáo cộng tác đã trở thành một thành phần quan trọng trong các chiến lược truyền thông hỗn hợp (media mix) của các chiến dịch.
“Một trong số những điều thú vị nhất về quảng cáo cộng tác là nó cho phép hiển thị tất cả các giai đoạn trong hành trình mua sắm của khách hàng.
Với những insights có giá trị này, chúng tôi có thể tìm ra những cách tốt hơn để giúp các thương hiệu và nhà bán lẻ thúc đẩy doanh số bán hàng đồng thời có thể nắm lấy nhiều thị phần hơn trong toàn bộ hệ sinh thái thương mại điện tử.”
Điều này đặc biệt quan trọng trong suốt thời gian diễn ra Covid-19 khi các thương hiệu luôn tìm cách tiếp cận những đối tượng chưa được khai thác trước đây.
Với Mega-sales.
Do tính chất được nhắm mục tiêu và tự động, các quảng cáo cộng tác có các lợi thế lớn để tối đa hóa doanh thu trong những ngày Mega Sale, khi các khoảng không quảng cáo (ad inventory) thường đắt hơn.
Shopee đã hợp tác với hơn 10.000 thương hiệu trên khắp khu vực APAC, với nhiều thương hiệu trong số đó đạt được kết quả rất tích cực.
Đại diện bộ phận marketing từ Shopee chia sẻ: “Quảng cáo cộng tác cho phép các thương hiệu nhắm mục tiêu theo những cách thức phù hợp hơn, điều này có thể giúp thương hiệu tránh được rất nhiều các khoản ngân sách lãng phí.”
Quảng cáo cộng tác nên được tiếp cận như thế nào?
Theo các chuyên gia, thương hiệu nên tận dụng các quảng cáo cộng tác trong suốt cả năm (always-on) chỉ đơn giản là vì người tiêu dùng mua hàng mọi lúc mọi nơi.
Như Bà Abano từ Facebook nói: “Always-on đóng vai trò rất quan trọng vì nó xây dựng đối tượng mục tiêu và thúc đẩy mua hàng bằng cách xây dựng và nắm bắt hàng ngày các ý định mua hàng.”
Bà Abano cho biết thêm: “Chúng tôi đã phân tích hơn 1500 tài khoản trên nhiều danh mục và nhận thấy rằng có nhiều cơ hội lớn hơn cho các nhà quảng cáo nếu họ sử dụng chiến lược Always-on.
Bằng cách quảng cáo trong những ngày trước Mega Sale, chẳng hạn 04 tuần trước đó, chúng tôi đã thấy lượng mua hàng tăng hơn 46%. Chi phí cho mỗi lần mua rẻ hơn 19% so với các ngày bán hàng từ những tuần trước đó.”
Các phương pháp hay nhất về quảng cáo cộng tác.
Cái hay của quảng cáo cộng tác là nó có tính linh hoạt mà bạn có thể sử dụng để đạt được KPIs cho các chiến dịch của mình: đó là việc hướng lưu lượng truy cập đến website của thương hiệu của bạn hay website của đối tác của bạn?
Bà Abano từ Facebook cũng đã nêu bật 5 phương pháp hay nhất cho quảng cáo cộng tác:
- Xác định các mục tiêu và KPIs một cách rõ ràng.
- Hãy hướng đến các danh mục sản phẩm rộng hơn.
- Tách chiến dịch thành các mục tiêu nhắm mục tiêu lại và tìm kiếm mới khách hàng tiềm năng khác nhau.
- Tận dụng các chiến lược giá thầu tự động và phân phối quảng cáo tự động.
- Đặt thời lượng chuyển đổi là 7-day-click và 1-day view.
Tích hợp tiếp thị người có ảnh hưởng.
Một cải tiến độc đáo mới ra đời từ APAC là sự tích hợp tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) với quảng cáo cộng tác, đặc biệt là với những người có ảnh hưởng nhỏ (micro-influencer).
Sự kết hợp giữa OpenMind với Nescafe Gold là một ví dụ điển hình. Bằng cách sử dụng quảng cáo cộng tác và nội dung của những người có ảnh hưởng, agency này đã có thể tăng số lượt xem nội dung và đẩy nhiều người hơn xuống các phần dưới của kênh bán hàng.
Agency này đã hợp tác với nhiều người có ảnh hưởng để tạo các quảng cáo hợp tác, điều này cho phép Nescafe Gold tiếp cận được nhiều đối tượng hơn.
Được đánh dấu rõ ràng là mối quan hệ đối tác có trả phí, quảng cáo cũng bao gồm nút “mua ngay” nhằm mục tiêu hướng những khách hàng tiềm năng đến website của nhà bán lẻ để khám phá thêm và mua hàng. Chiến dịch đã tăng thêm 25% chuyển đổi và tăng 40% đối với các hành động thêm vào giỏ hàng.
Tầm quan trọng của các mối quan hệ đối tác.
Khi quảng cáo cộng tác liên quan đến nhiều bên và vẫn còn là một định dạng quảng cáo tương đối mới, các agency có vai trò quan trọng trong việc tư vấn và hỗ trợ thực hiện.
Suy cho cùng, họ biết rõ các danh mục sản phẩm của khách hàng, họ có những cái nhìn toàn diện nhất về người tiêu dùng và có thể giúp thương hiệu đặt KPIs, theo dõi kết quả và cải thiện hiệu suất.
Bà Abano từ Facebook cho biết thêm: “Nhiều nhà quảng cáo sử dụng quảng cáo cộng tác đến từ ngành CPG (hàng đóng gói tiêu dùng), do đó, họ đã dựa trên các kênh ATL hoặc tại các cửa hàng để thúc đẩy doanh số bán hàng.
Yếu tố kỹ thuật số và thương mại điện tử còn khá mới nhưng chúng có những tiềm năng rất lớn trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi (transformation). Các agency là đối tác chính để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi này được diễn ra.”
Mối quan hệ đối tác lý tưởng giữa các agency, thương hiệu, nền tảng và Facebook là một mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự cộng tác, giao tiếp cởi mở và trách nhiệm trình bày một cách rõ ràng về các nhiệm vụ.
Điều quan trọng nữa là tất cả các bên phải có mục tiêu rõ ràng. Mối quan hệ đối tác chiến lược không chỉ nên được nhìn nhận thông qua lăng kính của các mục tiêu ngắn hạn mà còn là hướng đến các mục tiêu dài hạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tra Nguyen