Skip to main content

CEO The Coffee House nói gì về tâm lý FOMO trong ngành F&B

4 Tháng Mười Hai, 2023

Trên thị trường F&B xuất hiện nhiều trend sớm nở tối tàn, vậy doanh nghiệp trong ngành cần hành xử thế nào để vượt qua tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ) và không bị cuốn theo?

Trong thời gian qua ngành F&B đã chứng kiến những trend (xu hướng) sớm nở tối tàn như gỏi gà măng cụt, bánh đồng xu, cà phê  muối, trà chanh giã tay,… Theo iPos.vn, những trend này chỉ tồn tại trong vòng 3 tháng.

Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp F&B là sẽ thích ứng như thế nào để đáp ứng thị hiếu của khách hàng, và liệu các doanh nghiệp có cần chạy theo những trend này không hay phải cố định trong chiến lược đã đặt ra.

Đặc biệt với các chuỗi lớn có hệ thống phức tạp và sự linh động sẽ ít hơn các cửa hàng nhỏ lẻ.

Trước câu hỏi này, ông Ngô Nguyên Kha, CEO The Coffee House đã chia sẻ về giải pháp trong một sự kiện ngành F&B do iPos.vn tổ chức diễn ra tại Hà Nội mới đây.

Theo ông Ngô Nguyên Kha – người đang vận hàng chuỗi đồ uống 150 cửa hàng cho hay, theo trend là công việc phải thường xuyên cập nhật liên tục và nghiên cứu những xu hướng mới của thị trường. Tuy nhiên, các trend như gỏi gà măng cụt, chà tranh giã tay,… lại có xuất phát điểm khác mà đôi khi bản thân doanh nghiệp không nghĩ nó sẽ trở thành xu hướng, thu hút người tiêu dùng.

“Giữ luồng thông tin như vậy, doanh nghiệp phải xác định khả năng của mình theo trend được đến đâu. Nếu không được thì buộc phải đứng ngoài và tìm cách khác để xử lý”, ông Kha nói.

Với The Coffee House, chuỗi này sẽ làm theo hai hướng. Việc triển khai sản phẩm cho 150 cửa hàng theo kiểu trend thì rất chậm, do đó chuỗi sẽ phải xác định sẽ nhặt những gì của trend để đưa vào bộ sản phẩm.

Ngoài ra, chuỗi đồ uống này cũng có những sản phẩm bán thử nghiệm trong giai đoạn ngắn với hai nhiệm vụ là theo mùa vụ và kiểm tra sản phẩm trend đưa vào menu còn ổn không.

“Sau những lần làm như vậy, chúng tôi chọn được 1-2 sản phẩm vào menu chính vò trend đó được chấp nhận. Việc được chấp nhận cũng đồng nghĩa trend đó có thể lặp lại. Năm ngoái chúng tôi tung ra trà sữa mochi, năm nay chúng tôi vẫn triển khai và vẫn được đón nhận khá tốt”.

Vị Tổng giám đốc The Coffee House nói thêm: “Chúng tôi không nói là có theo được trend này hay không. Tuy nhiên đó là cách chúng tôi chọn để có thể phảng phất trend mà không cần nhảy ngay vào, vì mô hình doanh nghiệp không cho phép theo trend nhanh gọn như vậy được”.

Đồng ý với quan điểm của ông Kha, ông Trần Nhật Vũ – Chủ tịch chuỗi nhượng quyền Phúc Tea, ví trend giống như một dòng chảy: “Doanh nghiệp nằm trong dòng chảy đó phải biết được lúc nào nên theo và lúc nào nên kiên định để không bị cuốn đi”.

Ông Nhật Vũ lưu ý khi theo trend, doanh nghiệp phải tính lãi lỗ P/L (profit & loss statement). Vòng đời trend đó đủ để thu hồi vốn hay không, lời hay lỗ.

Chẳng hạn với trà chanh giã tay, phải tính được chi phí đầu tư ra sao, rẻ như nào và khi kết thúc trend đóng cửa doanh nghiệp vẫn có lời. Đây là dòng chảy doanh nghiệp F&B có thể theo được.

Tuy nhiên, có những trend lớn, doanh nghiệp lớn làm khiến các cửa hàng nhỏ sẽ dễ bị FOMO (fear of missing out – tâm lý sợ bỏ lỡ), sợ bị bỏ lại phía sau do đó hối thúc việc theo trend.

Nhưng theo ông Vũ, việc vận hành chuỗi rất cồng kềnh, đòi hỏi các cửa hàng phải đồng lòng. “Nếu không đồng lòng thì mình tung hô, áp đặt sẽ không hiệu quả, từ đó trend thất bại”, Chủ tịch Phúc Tea nêu quan điểm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …