Skip to main content

4 xu hướng Inclusive Marketing sẽ ảnh hưởng nhiều đến thương hiệu trong 2021

22 Tháng Mười, 2021

Inclusive marketing hay tiếp thị toàn diện được xem là xu hướng của tương lai khi nói đến việc phát triển thương hiệu và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

xu hướng inclusive marketing
Forbes

Và dựa trên các xu hướng ngày nay của người tiêu dùng, việc xây dựng một thương hiệu toàn diện sẽ sớm chuyển từ “chiến lược nên làm” thành “chiến lược phải làm”.

Dưới đây là một số dự báo về cách tiếp thị toàn diện hay inclusive marketing sẽ định hình lại cách tất cả các thương hiệu làm marketing vào năm 2021 và hơn thế nữa.

Sẽ có nhiều kỳ vọng hơn về sự toàn diện trong doanh nghiệp.

Theo một nghiên cứu từ CMO by Adobe được thực hiện bởi Adobe cho thấy 61% người Mỹ nghĩ rằng sự đa dạng trong quảng cáo là rất quan trọng.

Hiện tại, Gen Z chiếm 25% dân số Mỹ và 48% trong số đó là đa dạng về văn hoá. Gen Alpha, thế hệ sắp tới sau Gen Z đang được dự báo là thậm chí còn đa dạng hơn.

Làm marketing theo cách mà trước đây các marketer vẫn gọi là bình thường hoặc “đại chúng (mass) sẽ sớm trở thành cách làm của quá khứ.

Khi ngày càng có nhiều thương hiệu bắt đầu đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu về sự đa dạng của khách hàng, mọi người bắt đầu nhận thấy rằng họ không còn phải “chịu đựng” việc các thương hiệu họ yêu thích bỏ qua hoặc không hiểu được họ.

Và khi thế giới tiếp tục trở nên “công bằng” hơn, ngày càng có nhiều người tiêu dùng tìm cách điều chỉnh cách họ chi tiêu tới những thương hiệu phù hợp với giá trị của riêng họ.

Nếu sự đa dạng không phải là một ưu tiên trong chiến lược phát triển thương hiệu của bạn thì đã đến lúc bạn cần nghiên cứu và đầu tư một cách nghiêm túc hơn.

Người tiêu dùng sẽ đánh giá rộng hơn về doanh nghiệp chứ không chỉ là sản phẩm hay giá cả.

Hàng loạt chương trình ủng hộ cộng đồng người da màu từ Google hay TikTok, cho chúng ta thấy rằng các thương hiệu đang ngày càng quan tâm đến sự đa dạng và cam kết của họ với tư cách là một tổ chức hướng tới sự đa dạng và toàn diện.

Khi các thương hiệu thúc đẩy sự cam kết của họ về sự đa dạng, người tiêu dùng sẽ không chỉ cân nhắc về yếu tố sản phẩm hay giá cả mà còn cả với ban giám đốc, các nhà lãnh đạo cấp cao và các vị trí khác trong tổ chức để xem liệu những gì thương hiệu đang nói có thực sự phù hợp với những gì mà họ đang nhìn thấy hay không.

Vào năm 2021 và xa hơn nữa, những người làm marketing cần biết rằng người tiêu dùng không chỉ coi trọng lời nói của thương hiệu hay vấn đề về giá cả, họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến cách chúng được xây dựng.

Họ muốn thấy rằng bạn là một thương hiệu toàn diện mà họ có thể tin tưởng, thay vì chỉ là một thương hiệu đang cố gắng để bán hàng.

Thương hiệu cần tận tâm hơn với khách hàng.

Vào năm 2020, nhãn hàng nội y hàng đầu thế giới Victoria’s Secret lần đầu thuê người mẫu chuyển giới và bắt đầu giới thiệu nhiều người mẫu ngoại cỡ hơn trong các chiến dịch của họ. Giám đốc Marketing của nhãn hàng đã nghỉ việc sau đó không lâu.

Những người hâm mộ và các fan trung thành của thương hiệu đã kêu gọi sự toàn diện trong nhiều năm và các nhà lãnh đạo cấp cao của thương hiệu thường từ chối điều đó vì họ cảm thấy nó không phù hợp với “hình ảnh” mà thương hiệu đang hướng tới.

Victoria’s Secret chứng kiến sự sụt giảm về cả doanh số lẫn thị phần, đồng thời chứng kiến ​​nhiều phản ứng tích cực đối với thương hiệu đối thủ Savage Fenty X, một thương hiệu vốn được xem là “siêu toàn diện”.

Mặc dù thương hiệu đang bắt đầu phát triển trở lại, tuy nhiên còn nhiều hoài nghi xung quanh việc liệu thương hiệu có thực sự toàn diện hay họ chỉ đang làm những gì họ cảm thấy cần phải làm để cạnh tranh với đối thủ.

Người tiêu dùng về cơ bản có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa những điều mà thương hiệu đại diện và tin tưởng vào giá trị cốt lõi của thương hiệu với những thứ mà bạn đang cố gắng làm chỉ vì nó đang được mong đợi.

Kinh doanh là xây dựng những thứ “thuộc về”. Khi khách hàng của bạn cảm thấy như họ thuộc về bạn, họ sẽ thưởng cho bạn bằng lòng trung thành của họ. Ngược lại, khi thương hiệu không có những thứ mà họ thuộc về, họ sẽ bắt đầu tìm kiếm một thương hiệu khác cho họ cảm giác tương tự.

Các thương hiệu thực sự toàn diện là những thương hiệu có một nền văn hóa toàn diện, xây dựng các đội nhóm toàn diện, phát triển sự đa dạng với các nhóm khách hàng mà họ đang phục vụ và có những mối quan hệ bền chặt với cộng đồng.

Trách nhiệm giải trình và thể hiện sự minh bạch từ phía thương hiệu.

Thương hiệu vốn được tạo nên từ những con người và do đó, sai lầm chắc chắn sẽ là điều khó tránh khỏi trong quá trình xây dựng.

Điều này đặc biệt có nhiều khả năng xảy ra hơn khi thương hiệu bắt đầu tương tác với các cộng đồng và nhóm khách hàng mới.

Nhiều thương hiệu đã mắc sai lầm với những cách tiếp cận marketing “vô cảm” trước yếu tố văn hoá. Nhiều người tiêu dùng đang bị “ngược đãi” bởi chính cái mà thương hiệu cho là sự khác biệt. Trong khi không ít các thương hiệu khác cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm nhưng thiếu đi sự đa dạng cũng như yếu tố cá nhân hoá.

Và trong tất cả những trường hợp này, thương hiệu đang tạo ra những sai lầm nghiêm trọng. Người tiêu dùng đang ngày càng cảm thấy mệt mỏi với những sai lầm và lời hứa sẽ làm tốt hơn từ phía thương hiệu. Họ muốn thấy hay chứng kiến những sự thay đổi thực sự.

Xây dựng một thương hiệu toàn diện luôn đòi hỏi những nỗ lực có chủ đích. Nỗ lực đó nhằm chứng minh cách mà thương hiệu có thể làm thay đổi cuộc sống của nhiều khách hàng hơn và có ích hơn cho cộng đồng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Funding Societies của Singapore vừa huy động được 25 triệu USD

22 Tháng Mười Hai, 2024
Funding Societies, công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính (fintech) ở Singapore, vừa huy động…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …