Skip to main content

Các vị trí trọng yếu của một phòng Marketing mạnh

20 Tháng Mười Một, 2021

Khi nói việc xây dựng một đội nhóm hay phòng ban Marketing mạnh, một đội ngũ gồm các vị trí phù hợp và đầy đủ là yếu tố cốt lõi.

Các vị trí phòng marketing
Các vị trí trọng yếu của một phòng Marketing mạnh

“Thành thạo nhiều kỹ năng nhưng không chuyên sâu vào một kỹ năng nhất định” hay “Gánh Team” là một trong những cụm từ được sử dụng khá nhiều trong ngành marketing.

Lý do chính đứng đằng sau cụm từ phổ biến này là nhiều người làm marketing bị buộc phải trở nên như vậy, đặc biệt ở các công ty khởi nghiệp hoặc các doanh nghiệp nhỏ.

Nhiều doanh nghiệp tuyển dụng vị trí Marketing Manager nhưng lại để người này làm hết mọi thứ, từ xây dựng nội dung, nghiên cứu thị trường, chạy quảng cáo…đến cả những việc mang tính kỹ thuật (technical) như quản trị website và ứng dụng.

Advertisement

Ngoài việc những doanh nghiệp ngày là những doanh nghiệp mới, khi mọi thứ vẫn còn chưa rõ ràng hay cơ cấu tổ chức vẫn chưa ổn định, thì còn một vấn đề lớn khác là họ không hiểu rằng, để tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp, họ cần nhiều hơn một vài người.

Khi xây dựng đội ngũ marketing, bạn cần phải có một cấu trúc phù hợp để thành công. Có những vị trí bắt buộc phải có, và cũng có những vị trí không cần thiết hoặc có thể được kiêm nhiệm. Dưới đây là một số vị trí then chốt bạn nên có.

Strategy Lead.

Vị trí quan trọng đầu tiên cần có trong phòng Marketing là Strategy Lead hay Người dẫn dắt về mặt chiến lược.

Người này đóng vai trò như một “dàn trưởng” thực thụ. Họ là người có thể hướng dẫn hay dẫn dắt toàn bộ nhân sự marketing theo một con đường nhất định, thiết lập các mục tiêu và KPI của từng vị trí trong toàn team.

Advertisement

Họ cũng chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch, chiến lược và thực thi nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu và doanh số.

Họ là người quản lý ngân sách, tính toán ROI, giao tiếp với các bộ phận khác trong công ty và giao nhiệm vụ cho nhân viên.

Từ những lý do này, họ nên là một nhà tiếp thị chiến lược có kinh nghiệm, người đã từng thực thi và triển khai nhiều chiến lược thành công trong quá khứ.

Content Creator.

Bánh mỳ cần sữa và bắp thì cần bơ, còn thương hiệu thì cần có những thông điệp để truyền tải đến khách hàng mục tiêu.

Advertisement

Content Creator chịu trách nhiệm đảm bảo rằng những nội dung họ truyền tải đến đối tượng mục tiêu là phù hợp với định hướng chiến lược chung của Strategy Lead.

Người này cần có nền tảng biên tập vững chắc (editorial) và sẽ lên kế hoạch nội dung cho tất cả các nền tảng như website, các phương tiện truyền thông mạng xã hội, các ấn phẩm marketing, nội dung mô tả sản phẩm và hơn thế nữa.

Họ cũng có thể viết nội dung cho SEO và cần hiểu các chỉ số đánh giá hiệu suất (ít nhất là cơ bản) do nội dung mang lại.

Họ cũng nên cập nhật các thuật toán SEO mới nhất, có khả năng nghiên cứu từ khóa và hành vi người dùng để từ đó kết hợp nó vào nội dung nhằm mục tiêu tăng thứ hạng tìm kiếm và mức độ tương tác.

Advertisement

Graphic Designer.

Một nhà thiết kế đồ hoạ sẽ chịu trách nhiệm về các sáng tạo trực quan (visual creative) của thương hiệu, cả trực tuyến và ngoại tuyến.

Họ phải tuân theo các thông số kỹ thuật hay những yêu cầu cố định (chiến lược và chiến thuật) đồng thời cần thể hiện sự chủ động trong việc đưa ra các ý tưởng sáng tạo và mang tính đổi mới.

Họ cũng cần hiểu cơ bản về chân dung khách hàng, về đối tượng mà họ đang hướng tới, những người sẽ xem những nội dung từ họ.

Website Management.

Người này không nhất thiết phải là một nhà phát triển web (web developer hay coder) nhưng họ cần đủ khả năng kỹ thuật để quản lý một CMS (hệ thống quản trị nội dung chẳng hạn như WordPress), họ có thể sửa các giao diện cơ bản hya thay đổi nội dung trên các webiste khi được yêu cầu.

Advertisement

Họ cần hiểu biết cơ bản về HTML và CSS (các loại ngôn ngữ lập trình), về SEO, các kỹ thuật phân tích và đánh giá hiệu suất của môt website.

Người này nên hợp tác chặt chẽ với Content Creator và Graphic Designer để tăng lưu lượng truy cập vào website, giữ người dùng ở lại lâu hơn và tạo ra nhiều chuyển đổi hơn.

Social Media.

Điều thiết yếu nhất của vị trí này là cần có một chiến lược hoàn chỉnh và duy trì thường xuyên mức độ cập nhật với các nền tảng mạng xã hội.

Trách nhiệm của họ là giữ cho tất cả các nền tảng nhất quán với thương hiệu, tăng mức độ tương tác, mức độ nhận biết, theo dõi bình luận và xác định các xu hướng nhằm mục tiêu bổ sung cho chiến lược tổng thể.

Advertisement

Trong nhiều trường hợp vị trí này cũng có thể chịu trách nhiệm về chuyển đổi và doanh số bên cạnh các chỉ số về thương hiệu đơn thuần.

Digital Channels Manager.

Vị trí quan trọng cuối cùng cần có để xây dựng một phòng Marketing mạnh đó là Digital Channels Manager hay người quản lý tất cả các kênh kỹ thuật số.

Digital Channels Manager là người quản lý toàn bộ các kênh kỹ thuật số của doanh nghiệp.

Họ xác định các kênh kỹ thuật số tốt nhất hay phù hợp nhất cho thương hiệu và xây dựng chiến lược xung quanh các kênh cụ thể đó.

Advertisement

Các kênh kỹ thuật số có thể là các nền tảng tự phục vụ như Facebook, Google hay TikTok, và các kênh quảng cáo có trả phí, hoặc mua không gian quảng cáo (Inventory) trên các mạng lưới quảng cáo (Ad Network).

Digital Channels Manager trong nhiều trường hợp cũng có thể gọi là Digital Manager (bao gồm có trả phí lẫn tự nhiên) hay Digital Paid Manager…

Tùy thuộc vào khối lượng công việc, họ có thể tự xử lý các kênh này ở mức độ nội bộ hoặc làm việc với các agency bên ngoài. Người này cần phải có nền tảng về phân tích kỹ thuật số (digital analytics) và kiến thức về quảng cáo kỹ thuật số (digital advertising).

Để có thể phát triển tối đa hiệu suất của các đội nhóm marketing, mọi người cần phải làm việc cùng nhau, hợp tác với nhau để đạt được các mục tiêu chung của thương hiệu.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement