Skip to main content

Dr. Martens: Người tiêu dùng muốn những icon brand trong thời kỳ khủng hoảng

21 Tháng Sáu, 2022

Mặc dù đã tăng giá 6% trên phạm vi toàn cầu, thương hiệu giày dép Dr. Martens rất tự tin với chiến lược bán hàng trực tiếp (D2C) và “tư duy khan hiếm” của mình.

Photo: WWD

Dr Martens tự tin rằng với chiến lược hướng đến người tiêu dùng trực tiếp (D2C), cùng với đó là việc tăng giá và xây dựng “tư duy khan hiếm”, thương hiệu sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong 2022 và hơn thế nữa.

CEO của Dr Martens Kenny Wilson khẳng định thương hiệu giày dép này “sẽ mạnh hơn bao giờ hết”, đồng thời cho biết thêm “chúng tôi luôn luôn muốn cầu lớn hơn cung”.

Tính đến hết quý 1 năm 2022, chiến lược này dường như đang phát huy tác dụng khi thương hiệu đã bán được 14,1 triệu đôi bốt (boots), giày và dép, con số này nhiều gấp đôi so với số lượng bán được 4 năm trước.

Advertisement

Ông Wilson cho biết: “Bất chấp tất cả những thách thức về khủng hoảng toàn cầu hiện tại, chúng tôi vẫn đang làm những gì mà chúng tôi đã từng tuyên bố trước đây.”

Trong báo cáo doanh thu mới nhất, doanh thu của Dr Martens tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 908,3 triệu bảng Anh (tương đương hơn 1 tỷ USD).

Để có được mức tăng trưởng ấn tượng trên bất chấp đại dịch, thương hiệu này cho biết đã tận dụng sức mạnh của chiến lược DTC trong bối cảnh “Covid-19 đã làm gián đoạn toàn bộ” chuỗi cung ứng của mình.

Lợi nhuận trước thuế của Dr Martens tăng 43% lên mức 214,3 triệu bảng Anh (tương đương hơn 260 triệu USD) tính đến tháng 3 năm 2022, so với cùng kỳ năm 2021.

Advertisement

Trong khi cuộc khủng hoảng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến thói quen chi tiêu của người tiêu dùng, CEO Wilson tin tưởng Dr Martens sẽ vượt qua được “cơn bão” đó.

Ông nói: “Trong thời buổi chi tiêu eo hẹp, người tiêu dùng chuyển sang sử dụng những thương hiệu mà họ tin tưởng, những thương hiệu mang tính biểu tượng (icon brand), và từ đó “độ bền” của Dr Martens là một trong những động lực thúc đẩy mua sắm”.

Đồng thời, dựa trên các nghiên cứu thị trường của mình, thương hiệu này cũng tự tin rằng việc tăng giá 6% trên toàn cầu cũng sẽ không có tác động tiêu cực đến người tiêu dùng.

Xây dựng ‘năng lượng thương hiệu’.

Theo CEO Wilson, việc thúc đẩy giá trị hay các tài sản thương hiệu (brand equity) luôn là ưu tiên hàng đầu khi nói đến việc giữ cho các sản phẩm hay dịch vụ “mang tính biểu tượng” có tính liên quan cao và thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai.

Advertisement

Theo các cuộc khảo sát thương hiệu gần đây của Dr Martens, số liệu cho thấy mức độ nhận biết của thương hiệu (brand awareness) này đang là 72%, tăng 4 điểm và mức độ quen thuộc (brand familiarity) tăng 6 điểm lên 47% so với năm trước.

Thương hiệu này cũng mô tả các nhân viên trong doanh nghiệp đóng vai trò như những “người giám sát thương hiệu”, những người sẽ bảo vệ và nâng cao giá trị của thương hiệu trong tương lai.

Mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng trên các nền tảng kỹ thuật số và bán hàng đa kênh (omni channel), cũng là những chiến lược khác của Dr Martens.

Để thúc đẩy việc kết nối với người tiêu dùng, doanh nghiệp đang tập trung cải thiện hiệu quả của các hoạt động marketing bằng cách “khai thác sâu hơn các insights của khách hàng và tư duy ưu tiên kỹ thuật số”.

Advertisement

CEO Wilson cho biết: “Phần lớn chi tiêu marketing là dành cho các kênh kỹ thuật số và mạng xã hội với mục tiêu là mang lại “độ nóng và năng lượng cho thương hiệu”.

Hiện Giám đốc Marketing mới của Dr Martens là Bà Meg Johnson, người vừa nhận chức vào tháng 4 vừa rồi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement