Giám đốc Marketing – Chuyển đổi vai trò để tăng trưởng (P1)
Ngay cả trước khi bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe kép của năm 2020, vai trò của giám đốc marketing (CMO) cũng đã trở nên phức tạp hơn.
Trung bình, CMO là vị trí có thời gian ‘tại vị’ ngắn nhất của C-suite (Các vị trị cấp độ giám đốc). Hội đồng quản trị của doanh nghiệp thường yêu cầu sự tuyệt đối từ họ.
Họ được kỳ vọng sẽ là những nhà vô địch có thể chiến thắng khách hàng, những người bảo vệ hàng đầu của thương hiệu, những người quản lý tinh thần và văn hóa nội bộ, đồng thời cũng là động lực chính để thúc đẩy các sáng kiến phát triển của công ty.
Tuy nhiên, theo thực tế số liệu từ Deloitte năm 2019, chỉ có 26% CMO được mời tham dự các cuộc họp hội đồng quản trị một cách thường xuyên. Kỳ vọng thì cao, nhưng khả năng tiếp cận và mức độ ảnh hưởng lại thấp, ít quyền hành.
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, những thách thức này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi các doanh nghiệp đang nỗ lực để sáng tạo lại các chiến lược sản phẩm, kênh, thương hiệu… trong bối cảnh nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng, các CMO cần phải sẵn sàng để mang lại sự tăng trưởng và tạo ra các kế hoạch marketing linh hoạt.
Và một câu hỏi được đặt ra là: Vai trò của CMO có cần thay đổi gì không?
Dưới đây là những thông tin chỉ ra những cách mà các CMO có thể điều chỉnh lại vị trí của mình và trở thành những nhà lãnh đạo tương lai trong nền kinh tế số.
Những điều gì đã thay đổi đối với vị trí giám đốc marketing – CMO?
Có một điều chắc chắn đến tận hôm nay vẫn không thay đổi: Phát triển doanh nghiệp vẫn là mục tiêu của giám đốc marketing. Như một CMO đã từng nói, “vai trò của CMO ngày nay thực sự là một giám đốc tăng trưởng cho công ty.”
CMO đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết trong việc xây dựng và quản lý chiến lược để đạt được sự tăng trưởng bền vững và có lợi nhuận.
Trong một tuần hoặc tháng nhất định, các CMO dành nhiều thời gian để làm việc với các nhóm để điều hành công việc, giải quyết vấn đề, hỗ trợ các cơ hội phát triển ngắn hạn và dài hạn có thể mang lại thành công trong tương lai.
Thời gian còn lại của họ thường dành để quản lý và hỗ trợ cấp dưới của họ.
Điều đã thay đổi ở đây là làm thế nào để đạt được sự tăng trưởng kinh doanh đó. Đặc biệt khi COVID-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thay đổi đáng kể mô hình mua sắm.
Những người làm marketing phải thích ứng nhanh chóng hơn, tạm dừng hoặc hủy bỏ một số chiến dịch, tìm kiếm những thông điệp mới phù hợp hơn với thời cuộc, đồng thời điều chỉnh theo một thực tế mới, trong đó các hành vi mua sắm kỹ thuật số và không tiếp xúc được xem là chiến lươc mục tiêu.
Các nhà bán lẻ từ lâu đã tăng cường các giải pháp thương mại điện tử, nhưng đại dịch đã dẫn đến việc hàng triệu người tiêu dùng mới chuyển sang mua sắm trực tuyến, tương tác với thương hiệu số, thanh toán không tiếp xúc và các phương thức tương tác đa kênh.
Khi hoạt động mua sắm của người tiêu dùng tiếp tục chuyển sang trực tuyến, các CMO đang đẩy nhanh các nỗ lực trước đây từ đó tận dụng các cơ hội tăng trưởng của mô hình DTC – bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng.
Một người đứng đầu bộ phận marketing của một công ty bán lẻ cho biết: “COVID-19 đã thúc đẩy các xu hướng hiện có trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng tôi về cơ bản đã có kế hoạch này từ lâu, chỉ là bây giờ chúng tôi phải đẩy nhanh nó hơn nữa.”
Đối với lĩnh vực ô tô, những thay đổi này đã làm nổi bật hơn vai trò của việc phân tích với vị trí CMO. COVID-19 đã làm tăng tốc mua sắm trực tuyến, mua sắm kỹ thuật số, v.v.
CMO của một thương hiệu ô tô cho biết.
“Covid-19 cũng đã thúc đẩy sự tập trung vào tầm quan trọng của việc phân tích dữ liệu, điều có thể giúp người làm marketing có được những thông tin chi tiết hữu ích để thúc đẩy sự phát triển của tổ chức”.
Bất kể ngành nào, trong khi nhiều CMO đã có sự cam kết về tính đa dạng và hòa nhập hơn, hiện họ vẫn đang thực hiện nhiều bước hơn nữa để tập trung vào những đầu tư dài hạn từ đó có thể phản ánh được những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Điều này bao gồm những nỗ lực nhằm cải thiện khả năng giữ chân khách hàng, tăng tính đa dạng trong phương thức lãnh đạo và tập trung vào các chiến lược tuyển dụng toàn diện.
Vào năm 2020, các CMO nhận thấy mình phải đối mặt với việc xây dựng khả năng phục hồi cho tổ chức của họ không chỉ để tồn tại trong ngắn hạn mà còn để đảm bảo tăng trưởng bền vững trong một tương lai đầy biến động.
Với những thay đổi mang tính ưu tiên này, một điều quan trọng nữa đối với các CMO ngày nay là phải thể hiện được bản thân họ trước ban lãnh đạo, quản lý được sự kì vọng, đồng thời phải xây dựng nhiều hơn nữa sức ảnh hưởng của họ với tư cách là một C-suite.
Hết phần 1 !
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Huy Lâm | MarketingTrips