Giám đốc Sáng tạo của Practice Theory: Đây là 4 bài toán Agency cần giải
Practice Theory, một agency về thiết kế và xây dựng thương hiệu vừa chính thức mở văn phòng tại TP.HCM sau khi ghi nhận nhu cầu đang ngày càng tăng cao ở Việt Nam. Bối cảnh truyền thông thay đổi không ngừng là một tiềm năng lớn cho sự phát triển và kết hợp các phương pháp đổi mới thực tiễn cho các thương hiệu.
Ông Randy Yeo, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Sáng tạo của Practice Theory nhận định, Việt Nam đang phát triển với tốc độ vượt bậc. Ông cho rằng, TP.HCM là thành phố thú vị nhất trong khu vực hiện nay.
Là một trong những agency độc lập về xây dựng thương hiệu có tiếng tại Singapore nhưng khi vào Việt Nam, Practice Theory cũng phải đối mặt với những bài toán lớn mà nếu không giải được thì khó chinh phục được các thương hiệu trong nước.
Thứ nhất là góc nhìn bản địa với lăng kính quốc tế. Sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tìm các giải pháp thiết kế và xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding) vừa đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế vừa gây dựng được tiếng vang với công chúng địa phương.
Ngoài ra, một nhu cầu vốn có khác của các doanh nghiệp này là cần có đối tác về thiết kế, xây dựng thương hiệu đủ nhạy cảm và hiểu sâu sắc về bối cảnh, văn hoá của châu Á.
Thứ hai là nhu cầu khác biệt hoá thương hiệu. Thị trường Việt Nam ngày càng cạnh tranh, thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm các chiến lược thiết kế và xây dựng thương hiệu giúp họ trở nên khác biệt với đối thủ.
Chính điều đó đã làm dấy lên nhu cầu xây dựng những bản sắc thương hiệu sáng tạo và khác biệt, không chỉ chiếm cảm tình của người tiêu dùng mà còn tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ.
Thứ ba là sứ mệnh định hình văn hoá. Văn hoá không chỉ là một thuật ngữ thông dụng mà còn đóng vai trò là nền tảng cho nguồn cảm hứng, phương thức tiếp cận, và góc nhìn chiến lược của Practice Theory.
Những yếu tố này đóng vai trò như “người quan sát” sắc sảo và là “người tham gia” tích cực vào văn hoá, đóng góp vào sự đi lên trong bối cảnh thay đổi không ngừng.
Văn hoá cũng bắt nguồn sâu xa từ các thông lệ, thói quen và quy tắc chung, từ đó hình thành bản sắc của xã hội hay tổ chức. Bằng cách đặt văn hoá lên hàng đầu, các giá trị và hành vi của tổ chức sẽ tự nhiên theo sau tương ứng.
Thứ tư là nâng tầm tiêu chuẩn thiết kế và cống hiến cho cộng đồng. Tuy sở hữu đội ngũ quốc tế mang trong mình nhiều góc nhìn độc đáo, Practice Theory nhận ra rằng việc am hiểu về văn hoá và sắc thái của địa phương là vô cùng quan trọng.
Ông Randy cho biết, để đạt được điều đó, Practice Theory đã thành lập đội ngũ nhân sự cao cấp tại TP.HCM với những nhà thiết kế bản địa có kỹ năng chuyên sâu, và giám đốc điều hành dày dặn kinh nghiệm.
Để phục vụ thị trường Việt Nam, ông Handy cho biết, Practice Theory có kế hoạch mở rộng quy mô ngay sau khi độ nhận diện của họ gia tăng. Khi gia nhập thị trường Việt Nam, Practice Theory tìm cách xây dựng mối quan hệ đối tác bền chặt, hợp tác với các thương hiệu và tổ chức.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hà Anh | MarketingTrips