Skip to main content

Làm mới các hoạt động Marketing với một vài cách đơn giản

10 Tháng Mười Một, 2022

Nếu bạn đã đầu tư rất nhiều nguồn lực vào các hoạt động Marketing, tuy nhiên các kết quả có được, đã đến lúc bạn cần sử dụng những cách thức tiếp cận mới.

Làm mới các hoạt động Marketing với một vài cách đơn giản
Làm mới các hoạt động Marketing với một vài cách đơn giản

Với tư cách là một marketer, bạn có đang tập trung vào Content Marketing hay không, bạn có đang cung cấp thông tin hay nội dung có giá trị hơn là tấn công khách hàng bằng “quảng cáo” không?

Theo cách các thương hiệu lớn như Apple, Starbucks, Ikea hay Nike đã chứng minh, đây là một trong những phương thức làm marketing hiệu quả nhất.

Content Marketing đơn giản là sự kết hợp giữa ContentMarketing, và bạn cũng có thể gọi nó là “marketing tương tác” khi mục tiêu chính của nó không phải là bán hàng mà là “tương tác”.

Một lần nữa, trong vai trò là một marketer, có lẽ bạn cũng dã biết về quy tắc “7 lân”, khái niệm cho rằng, khách hàng hay đối tượng mục tiêu sẽ chỉ chú ý đến thương hiệu khi bạn xuất hiện trước mắt họ ít nhất 7 lần (kèm theo trong một khoảng thời gian nhất định).

Trong thế giới VUCA ngày nay, khi tất cả chúng ta đều bị tấn công hàng loạt các quảng cáo với tần suất đến mức không tưởng, con số 7 thậm chí còn là quá ít.

Nếu bạn đang tận dụng các chiến lược nói trên một cách hiệu quả cùng với đó là không ngừng tương tác với khách hàng ở bất cứ điểm chạm nào của họ trong hành trình khách hàng (Customer Journey), các hoạt động marketing về cơ bản là khó thất bại.

Trừ khi thương hiệu của bạn quá nhàm chán để tương tác.

Trong bối cảnh khá “ồn ào” này. Trừ khi thương hiệu thực sự để lại một dấu ấn gì đó đủ lớn (và thường xuyên), việc khiến đối tượng mục tiêu chú ý và tương tác hầu như là điều không thể hoặc rất khó diễn ra.

Dưới đây là một số cách thức mà bạn có thể cân nhắc cho thương hiệu của mình.

1. Tập trung vào nỗi đau lớn nhất của khách hàng.

Dù cho sản phẩm của bạn là gì và bạn đang kinh doanh trong ngành hàng nào, dù là F&B hay Retail, khách hàng tiềm năng của bạn vẫn có hàng tá vấn đề mà họ phải giải quyết.

Tuy nhiên, trong vô số các vấn đề đó, đâu là nỗi đau (painpoint) lớn nhất hoặc điều gì khiến họ có động lực và phấn khích nhất để phải hành đông?

Để có thể nổi bật hơn, tất cả các hoạt động marketing của bạn nên tập trung vào những điều này thay vì là tập trung một cách mờ nhạt vào tất cả mọi thứ.

Trong khi bạn có thể thu thập được rất nhiều các dữ liệu khác nhau từ CRM hay từ chính website của mình (thông qua Google Analytics), trừ khi bạn kết nối tất cả những thông tin này tới nỗi đau của khách hàng, cộng đồng của bạn sẽ dường như rất thờ ơ.

2. Tận dụng các điểm nhấn đặc biệt.

Với sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội cùng với đó là xu hướng video ngắn diễn ra mạnh mẽ với Gen Z, bất kể bạn nỗ lực như thế nào trong marketing, họ sẽ “bỏ qua” thương hiệu của bạn nếu bạn không thể gây được sự chú ý từ những giây đầu tiên.

Một điểm nhấn đặc biệt chính là những gì mà khi khách hàng nhìn thấy nó, họ “phải” cuộn tiếp để khám phá, bạn sẽ cần phải nghiên cứu thị trường nhiều hơn và có được nhiều insights hơn từ khách hàng mới có thể làm được điều này.

3. Cần thể hiện rõ nét hơn về tính cách của thương hiệu (Brand Personality).

Là một người có kiến thức về thương hiệu, bạn hiểu rằng, thương hiệu là tổng hoà của một loạt nhiều các giá trị hay tài sản khác nhau như tính cách thương hiệu, độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) hay lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Một người dùng hay khách hàng chỉ thực sự tương tác (sâu) với một thương hiệu nào đó nếu họ biết và hiểu đủ sâu về thương hiệu.

Cũng tương tự như cách bạn tương tác với người khác, bạn chỉ thực sự “mở lòng” với người đối diện khi bạn hiểu họ (và họ cũng vậy), mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng về bản chất cũng hoạt động theo cách thức này.

Nhiệm vụ của bạn giở đây là thể hiện rõ những cá tính hay tính cách của thương hiệu với khách hàng và dĩ nhiên, những tính cách này phải có sự đồng điệu với tính cách của các khách hàng mục tiêu có trong phân khúc thị trường mà thương hiệu đang nhắm tới.

Dù bạn là tín đồ của thể thao, yêu thích sự mạo hiểm hay luôn mong muốn khám phá một điều gì đó mới, hãy cho khách hàng của bạn thấy điều này.

4. Tối ưu cách sử dụng ngôn từ.

Trừ khi phân khúc thị trường mục tiêu (Market Segment) của doanh nghiệp là toàn bộ thị trường hay đơn giản là bạn đang muốn bán hàng cho tất cả mọi người (điều thường rất hiếm khi xảy ra), khi bạn chỉ tập trung vào một số nhóm đối tượng mục tiêu nhất định, bạn cần hiểu và sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.

Nói cách khác, khách hàng không cần hiểu những thuật ngữ chuyên môn hay những thứ mà chỉ có bạn mới thích và hiểu.

Nếu khách hàng của bạn đang hứng thứ với một phong cách viết hay meme nào đó, đừng ngại tận dụng nó.

5. Tận dụng kỹ thuật kể chuyện – Storytelling.

Nếu đến thời điểm hiện tại mà bạn vẫn chưa biết đến thuật ngữ storytelling hay chỉ nghe nói thoáng qua về nó, đây là lúc bạn cần tìm hiểu sâu hơn, bạn có thể xem storytelling là gì để có những góc nhìn đầy đủ nhất về khái niệm này.

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, các câu chuyện (stories) là một trong những cách thức hiệu quả nhất để tương tác với não bộ, con người về bản chất là thích ghi nhận thông tin theo hướng câu chuyện có logic hơn là những thông tin rời rạc.

Thay vì sử dụng các sự kiện hay số liệu khô khan, bạn có thể biến nó thành các câu chuyện gắn liền với cuộc sống của khách hàng mục tiêu của mình và hiển nhiên không thể không có “bóng dáng” của thương hiệu.

Ở nhiều khía cạnh marketing khác, bạn có thể sử dụng câu chuyện thay vì chỉ là các thông tin đơn thuần, hay trong trường hợp bạn truyền tải thông tin, thì đằng sau nó (liên kết lại) vẫn phải là một câu chuyện.

Khi tiến hành xây dựng các câu chuyện, 5Es là công thức dành cho bạn. 5Es là từ được viết tắt từ Educate (giáo dục và hướng dẫn khách hàng), Entertain (hãy giải trí họ), Excite (có gì đó mới mẻ hay hào hứng), Engage (khuyến khích khách hàng tương tác hay có lý do để họ phải tương tác) và Enthusiasm (thương hiệu cần phải là nguồn năng lượng cho khách hàng).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …