Skip to main content

Người làm Marketing cần tiếp cận khách hàng từ những bộ giá trị mới

25 Tháng Tám, 2023

Với sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố công nghệ, nhu cầu và hành vi của khách hàng hay người tiêu dùng cũng đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết, nhiệm vụ của người làm marketing theo đó không chỉ là đáp ứng các nhu cầu cũ tưởng chừng như là vốn có, mà còn cần bắt kịp và tiếp cận các giá trị mới hiện đang được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Người làm Marketing cần tiếp cận khách hàng từ những bộ giá trị mới
Người làm Marketing cần tiếp cận khách hàng từ những bộ giá trị mới

Người tiêu dùng ngày nay suy nghĩ rất khác về việc mua sắm của họ. Họ cẩn thận hơn, “thức tỉnh” hơn và sẵn sàng nhiều hơn trong việc rời xa các thương hiệu (Brand) và trải nghiệm mà họ đã từng coi trọng trong quá khứ.

Với tư cách là những marketer hay người làm marketing, bạn cần xác định chính xác các nhu cầu mới, những thói quen hay hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong bối cảnh mới, nó đã thay đổi như thế nào, tại sao và hơn thế nữa.

Dưới đây là một số ý quan trọng bạn cần biết theo ghi nhận của MarketingTrips.

Cung cấp cho khách hàng nhiều giá trị hơn chỉ là một đơn hàng (tốt) thông thường.

Trong khi nhiều ý kiến cho rằng, ở những thời điểm khi nền kinh tế khó khăn do lạm phátsuy thoái, người tiêu dùng không quan tâm đến điều gì khác ngoài giá cả.

Sự thật là ngay cả trong một môi trường bất ổn, khách hàng không nhất thiết chỉ phải tập trung vào việc săn hàng giá rẻ.

Thay vào đó, họ cũng đang tìm kiếm giá trị, chất lượng và dịch vụ khách hàng tốt. Họ cũng đang làm những gì cần thiết để hạn chế việc mua hàng một cách tuỳ tiện (bốc đồng theo cảm xúc) và ưu tiên nhiều hơn cho các mặt hàng thiết yếu.

Dưới đây là một số dữ liệu do Google công bố mới đây.

  • 72% người tiêu dùng nói rằng họ đang suy nghĩ kỹ hơn về những gì họ chi tiêu (sản phẩm, dịch vụ) và 62% đang suy nghĩ kỹ hơn về nơi (doanh nghiệp, thương hiệu) họ mua sắm.
  • Trung bình, 73% người tiêu dùng cho biết họ vẫn sẵn sàng tiếp tục mua hàng từ những doanh nghiệp tăng giá nếu họ cảm thấy họ được coi trọng với tư cách là khách hàng.
  • Trên khắp các thị trường được nghiên cứu, 53% người tiêu dùng cho biết họ có nhiều khả năng mua các sản phẩm bền hơn so với các sản phẩm giá cả phải chăng nhưng có thể cần phải mua mới (thay thế) thường xuyên hơn.

Thường xuyên thu hút người mua sắm mới khi yếu tố lòng trung thành với thương hiệu ngày càng trở nên mờ nhạt.

Với sự gia tăng của hành vi mua sắm có chủ ý và có ý thức hơn, khái niệm lòng trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty) ngày càng trở nên mờ nhạt hơn, người tiêu dùng ngày nay ít bị ảnh hưởng đến điều này trong quyết định mua hàng của họ.

Thay vào đó, họ ngày càng sẵn sàng thử các thương hiệu, doanh nghiệp và sản phẩm mới có thể phù hợp với nhu cầu và giá trị (mới) của họ.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là, các nhà marketer có thể khiến người mua sắm hay đối tượng mục tiêu cân nhắc về thương hiệu của họ bằng cách xuất hiện bên cạnh các đối thủ cạnh tranh (cùng phân khúc).

  • Khoảng 1/3 người tiêu dùng tại các thị trường được nghiên cứu đang dành nhiều thời gian hơn để đưa ra quyết định (30%), cân nhắc nhiều thương hiệu mới hơn (30%) và cân nhắc nhiều cửa hàng hoặc nhà bán lẻ hơn (29%).
  • 47% người tiêu dùng cho biết họ đã mua ít nhất một thương hiệu mới mà họ chưa từng mua trước đó (cao hơn nhiều so với các năm trước đây).
  • Khi được hỏi họ đang thực hiện những biện pháp nào để quản lý chi tiêu, 62% khách hàng Gen Z và Gen Y cho biết họ có khả năng sẽ thay đổi nơi họ mua sắm, so với con số 51% của Gen X và Baby Boomers.

Người làm Marketing cần truyền cảm hứng cho những người tiêu dùng có ý thức.

Người tiêu dùng có ý thức là những người tiêu dùng theo chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức. Nhóm người này không phải là một xu hướng mà là một cách thức mới để mọi người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ.

Khái niệm người tiêu dùng có ý thức thường gắn liền với Gen Y (Millennials) – những người vốn rất khắt khe trong việc đưa ra sự lựa chọn về các nhãn hiệu mà họ cần để sử dụng hoặc mang vào ngôi nhà của họ.

Ngày nay, người tiêu dùng hiếm khi chỉ dựa vào một kênh duy nhất để ra quyết định mua hàng, thay vào đó họ đang liên tục di chuyển để khám phá về thương hiệu.

Họ mua hàng không chỉ đơn giản vì để đáp ứng nhu cầu cơ bản của bản thân, mà còn liên hệ đến những giá trị cá nhân, những lợi ích thực sự của các sản phẩm và dịch vụ.

Nắm bắt được điều này, nhiệm vụ của người làm marketing giờ đây không chỉ là liên tục nói về các tính năng của sản phẩm hay dịch vụ, mà còn là về giá trị cá nhân, nguồn gốc của sản phẩm, minh bạch về quá trình sản xuất, những lợi ích thực sự đằng sau sản phẩm hay cả những thứ liên quan đến tính bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Funding Societies của Singapore vừa huy động được 25 triệu USD

22 Tháng Mười Hai, 2024
Funding Societies, công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính (fintech) ở Singapore, vừa huy động…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …