Skip to main content

Người làm Marketing và Kinh doanh học được gì từ bức thư gửi cổ đông của CEO Amazon

17 Tháng Mười Một, 2022

Kể từ khi biến Amazon trở thành công ty đại chúng vào năm 1997, CEO Amazon đều gửi thư cho các cổ đông của mình hàng năm, thói quen này được giữ mãi cho đến khi ông từ chức vào năm 2021. Những gì mà CEO này gửi cho cổ đông chứa đựng những bài học mà bất cứ người làm marketing hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng có thể học hỏi.

Người làm Marketing và Kinh doanh học được gì từ bức thư gửi cổ đông của CEO Amazon
Người làm Marketing và Kinh doanh học được gì từ bức thư gửi cổ đông của CEO Amazon

Khi nói đến các bức thư của Amazon, Jean-Louise Gassee, cựu giám đốc cấp cao của Apple và là nhà đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon, cho biết:

“Những bức thư của Jeff Bezos cho chúng ta cơ hội để thấy cách một thiên tài giải thích về công việc của mình. Nó sẽ là tài liệu tuyệt vời cho một khóa học về chiến lược và truyền thông ở các trường kinh doanh.”

Dưới đây là những gì được rút ra từ các bức thư.

Advertisement

1. Biến nhiệm vụ trở thành sứ mệnh.

Trong lá thư đầu tiên của mình, Bezos đã đưa ra một nguyên tắc, thứ sẽ là động lực thúc đẩy các quyết định của công ty trong một phần tư thế kỷ tới đó là: nỗi ám ảnh về khách hàng.

Bezos đã chính thức hóa nguyên tắc này thành sứ mệnh của công ty 2 năm sau đó khi ông nói rằng Amazon đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng “một công ty lấy khách hàng làm trọng tâm tốt nhất trên Trái đất”.

Cụm từ “nỗi ám ảnh về khách hàng” cũng được phản ánh trong chính các bức thư của ông khi ông nhắc đến và trích dẫn từ “Khách hàng” hàng chục lần trên mỗi bức thư.

Jeff Bezos coi sứ mệnh của mình là tạo ra những “gia vị” thành công cho Amazon.

Advertisement

2. Sử dụng những từ ngữ đơn giản để nói về những điều khó khăn.

Toàn bộ 70% thư của Bezos đều dễ đọc đối với hầu hết những người có trình độ học vấn khác nhau ngay cả với những người chưa học đến cấp 3.

Đáng chú ý, khi Amazon phát triển lớn hơn và phức tạp hơn, Bezos đã chọn những từ đơn giản hơn để diễn đạt những ý tưởng lớn (Big Idea).

Ví dụ, trong bức thư năm 2007 (viết bằng ngôn ngữ lớp 8), lần đầu tiên Bezos mô tả máy đọc sách điện tử Kindle — sử dụng gần như hoàn toàn các từ chỉ có một và hai âm tiết:

“Nếu bạn gặp một từ mà bạn không nhận ra, bạn có thể tra từ đó một cách dễ dàng. Bạn có thể tìm sách của mình…Nếu bạn mỏi mắt, bạn có thể thay đổi kích thước phông chữ.

Advertisement

Tầm nhìn của chúng tôi đối với Kindle là chứa đựng mọi cuốn sách từng được in bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, tất cả đều có sẵn trong vòng chưa đầy 60 giây.”

Khi bạn viết đơn giản, bạn sẽ không làm cho nội dung trở nên nhàm chán.

3. Sử dụng thể chủ động.

Jeff Bezos đã thành lập Amazon vào năm 1994. Đây là kiểu câu chủ động vì chủ ngữ (Bezos) đã thực hiện hành động (thành lập) Amazon. Dạng bị động của câu này là: Amazon được thành lập bởi Jeff Bezos vào năm 1994.

Khi nhận ra các câu bị động thường làm cho nội dung mất đi tính hấp dẫn, Jeff Bezos rất ít khi sử dụng kiểu câu này trong các bức thư của mình.

Advertisement

Các câu được viết ở thể chủ động thường đi thẳng vào vấn đề nhanh hơn và dễ hiểu hơn.

4. Làm chủ phép ẩn dụ.

Bezos đặt tên công ty của mình là Amazon vì nó đóng vai trò như một phép ẩn dụ, là một phép so sánh giữa hai thứ có những điểm tương đồng.

Năm 1998, Bezos giải thích rằng ông muốn thông báo rằng công ty Amazon là “hiệu sách lớn nhất Trái đất” cũng như Amazon ở Nam Mỹ là “con sông lớn nhất Trái đất”.

Khi chúng ta bắt gặp một điều gì đó mới mẻ, bộ não của chúng ta bắt đầu hoạt động và cố gắng tìm kiếm những so sánh quen thuộc. Những người giao tiếp giỏi thường sử dụng các phép ẩn dụ để khiến cho người nghe hay người đọc suy nghĩ nhiều hơn và nhớ lâu hơn.

Advertisement

Jeff Bezos lấp đầy các bức thư của mình bằng những phép ẩn dụ được lựa chọn cẩn thận để giải thích những ý tưởng phức tạp. Ông đã giới thiệu bánh đà để thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra các đội nhóm “hai chiếc bánh pizza” và tuyển những người truyền giáo (người có tầm nhìn và truyền bá tư tưởng) thay vì là lính đánh thuê.

Phép ẩn dụ được xem là thứ “vũ khí lợi hại nhất” của các diễn giả và Jeff Bezos đã không ngừng vận dụng nó.

5. Viết nhiều và thường xuyên là cách tốt nhất để học và phát triển.

Vào mùa hè năm 2004, Jeff Bezos đã đưa ra một quyết định khiến đội ngũ lãnh đạo của ông bối rối: Không sử dụng PowerPoint (PPT) trong các cuộc họp của Amazon.

Thay vào đó, các nhân viên được yêu cầu viết một “bản ghi nhớ dài 6 trang có cấu trúc theo kiểu tường thuật.”

Advertisement

Bezos giải thích rằng viết lách rất khó và để viết tốt cần có thời gian. Ông cho biết mọi người lầm tưởng rằng một bản nội dung dài 6 trang thì có thể được viết trong một ngày, hoặc thậm chí vài giờ, sự thật không phải như vậy.

“Nó thực sự có thể mất một tuần hoặc hơn” Bezos nói. “Những bản ghi nhớ tuyệt vời được viết đi viết lại, chia sẻ với các đồng nghiệp, những người được yêu cầu cải thiện công việc, rồi sau đó chỉnh sửa lại chúng bằng một tâm trí mới mẻ hơn. Đơn giản là chúng không thể được thực hiện trong một ngày hoặc hai.”

Theo Jeff Bezos, bạn không thể viết tốt nếu bạn không tìm hiểu đủ sâu về một vấn đề gì đó, do đó, đây cũng là cách thức để kiểm tra xem năng lực thực sự của người đối diện.

6. Tuyển dụng những người giỏi.

Trong bức thư năm 1998 của mình, Jeff Bezos đã tiết lộ những câu hỏi mà các nhà quản lý tuyển dụng của Amazon tự hỏi chính họ khi đánh giá hồ sơ ứng viên:

Advertisement
  • Bạn sẽ ngưỡng mộ người này chứ? Bezos cho biết ông luôn cố gắng làm việc với những người mà ông có thể học hỏi hoặc coi đó là tấm gương xuất sắc.
  • Người này sẽ nâng cao hiệu quả của các đội nhóm của Amazon chứ? Nếu bạn muốn thành công trong cuộc sống hoặc sự nghiệp, hãy kết giao với những người thách thức bạn trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.
  • Người này sẽ trở thành ngôi sao ở khía cạnh nào? Hãy dành thời gian của bạn với những ngôi sao, những người truyền cảm hứng cho bạn để đạt các mục tiêu cao hơn.

7. Chậm mà chắc.

Trước khi xây dựng bất cứ sản phẩm mới nào, Bezos yêu cầu các nhà quản lý của mình viết các bản thông cáo báo chí theo góc nhìn của khách hàng.

“Kindle là một ví dụ điển hình về cách tiếp cận cơ bản này của chúng tôi,” Bezos viết vào năm 2008. Hơn 4 năm trước khi giới thiệu sản phẩm, nhóm Kindle đã viết một thông cáo báo chí có nội dung: “Mọi cuốn sách, từng được in, bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, đều có sẵn trong vòng chưa đầy 60 giây.”

Theo Giám đốc điều hành Andy Jassy, ​​người đã viết thông cáo báo chí nhiều năm trước khi ra mắt AWS, giải pháp điện toán đám mây khổng lồ của Amazon, “Thông cáo báo chí được thiết kế để đưa ra tất cả các lợi ích của sản phẩm nhằm đảm bảo rằng bạn đang thực sự nỗ lực để giải quyết các vấn đề của khách hàng.”

8. Duy trì văn hóa “Ngày đầu tiên”.

Bắt đầu từ năm 1998, Jeff Bezos đã đính kèm bức thư của mình với lời nhắc: “Luôn là Ngày đầu tiên.”

Advertisement

Ngày đầu tiên không phải là một thứ gì đó — đó là một tư duy thể hiện sự ám ảnh về khách hàng, suy nghĩ dài hạn, không ngừng tư duy và mạnh dạn đổi mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ông viết: “Ngày thứ 2 là sự bế tắc. Tiếp theo là sự không thích hợp. Tiếp theo là sự suy sụp đau đớn đến tột cùng và tiếp theo là cái chết. Và đó là lý do tại sao nó luôn là Ngày đầu tiên.”

Jeff Bezos đã điều hành Amazon trong 9.863 ngày, nhưng ông luôn xuất hiện và làm việc như là “Ngày đầu tiên”.

Bằng cách đề cập đến khái niệm “Ngày đầu tiên” một cách nhất quán, Jeff Bezos đã biến một phép ẩn dụ từ một câu nói thành một kế hoạch chi tiết về cách suy nghĩ, hành động và lãnh đạo của toàn bộ nhân viên Amazon.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement