Skip to main content

Optimizer Marketer vs Game Changer Marketer: Bạn thuộc kiểu nào?

15 Tháng Mười Hai, 2022

Trong phạm vi ngành marketing, có vô số khái niệm về cái gọi là “nhân viên marketing” hay marketer, tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể, chân dung của một marketer có thể sẽ rất khác nhau.

Optimizer Marketer vs Game Changer Marketer: Bạn thuộc kiểu nào?
Optimizer Marketer vs Game Changer Marketer: Bạn thuộc kiểu nào?

Trong bài viết này, MarketingTrips sẽ tiếp tục đề cập đến một số kiểu chân dung khác về marketer, đó cũng có thể là “hình ảnh” mà bạn muốn hướng tới hoặc không.

2 kiểu Marketer theo đó là Optimizer Marketer và Game Changer Marketer. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm của 2 chân dung Marketer này.

Optimizer Marketer là gì hay họ là ai?

Hiểu một cách đơn giản, Optimizer Marketer là kiểu Marketer tập trung vào các hoạt động hướng đến mục tiêu là tối ưu các chiến dịch hay công việc đang làm. Đó có thể là tối ưu chi phí quảng cáo hay tối ưu chi phí để có được một khách hàng tiềm năng.

Advertisement

Về bản chất, Optimizer Marketer không có nghĩa họ là các nhân viên hay chuyên viên (Specialist), không ít các nhà quản lý (Manager) vẫn đang tiếp cận theo chân dung này, mục tiêu chính của họ luôn là hướng tới việc tối ưu những gì (kênh, chi phí…) đang có.

Game Changer Marketer là gì hay họ là ai?

Gần như là ngược lại hoàn toàn với những gì mà các Optimizer Marketer coi là ưu tiên hàng đầu, Game Changer Marketer mô tả chân dung của một Marketer trong đó người này luôn tìm cách để thay đổi cuộc chơi (Game Changer), thay đổi vị thế, thúc đẩy tăng trưởng toàn diện hay khác biệt hoá so với các đối thủ cạnh tranh.

Ưu tiên hàng đầu của các Game Changer Marketer không phải chỉ là giảm chi phí nhấp chuột quảng cáo từ 2 xuống 1 hay cũng không phải giảm chi phí để có được một khách hàng tiềm năng mới (Cost Per Lead), mà đó là thị phần, doanh số bán hàng (Sales), khác biệt hoá thương hiệu so với đối thủ, hay thúc đẩy tăng trưởng vượt bậc.

Một số điểm tư duy khác biệt giữa Game Changer Marketer và Optimizer Marketer.

  • Nếu như ưu tiên của Optimizer Marketer là cải thiện từng bước dù là nhỏ, các Game Changer Marketer cố gắng tìm ra các ý tưởng lớn (Big Idea) hay chiến lược mới để xây dựng sự khác biệt.
  • Các Optimizer Marketer nhìn vào các dữ liệu trong quá khứ và làm việc dựa trên dữ liệu, các Game Changer Marketer được định hướng bởi cảm hứng và sự sáng tạo, câu hỏi họ thường sử dụng sẽ là “liệu có bất cứ ý tưởng hay phương thức nào khác chưa được thực hiện hay không?”.
  • Optimizer Marketer theo dõi và tối ưu hiệu suất hàng tuần thậm chí là hàng ngày thông qua nhiều hành động nhỏ, Game Changer Marketer thường sẽ nhìn xa hơn, đó có thể là hàng tháng, hàng quý hay thậm chí là hàng năm.
  • Về mức độ chấp nhận rủi ro: Trong khi Optimizer Marketer thường xây dựng các bản kế hoạch mới dựa trên các bản kế hoạch cũ và ít chấp nhận rủi ro bằng các thử nghiệm với các giải pháp quá mới, Game Changer Marketer ngược lại, ưa mạo hiểu và không ngừng theo đuổi xu hướng.
  • Nếu như mục tiêu của các Optimizer Marketer là dựa theo các chiến lược (của thương hiệu hay doanh nghiệp) cố định trước đó, Game Changer Marketer luôn tìm kiếm và làm những thứ mới cho thương hiệu.

Một số điểm tư duy khác biệt giữa Optimizer Marketer và Marketer truyền thống.

  • Marketer truyền thống thường đưa ra ý tưởng, còn Optimizer Marketer đưa ra giả thuyết (Hypothesis).
  • Marketer truyền thống tạo ra những sự thay đổi, còn Optimizer Marketer liên tục chạy các thử nghiệm (Testing).
  • Marketer truyền thống đơn giản là làm việc và đưa ra báo cáo, Optimizer Marketer tập trung vào việc phân tích hiệu suất.
  • Marketer truyền thống viết nội dung, còn Optimizer Marketer thì liên tục cập nhật và tối ưu nội dung để có hiệu suất cao hơn.
  • Marketer truyền thống coi trọng yếu tố hay quan điểm cá nhân, Optimizer Marketer là người tự thách thức các thành kiến của bản thân, họ không cho phép bản thân họ tự đánh giá các vấn đề một cách phiến diện và chủ quan.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Advertisement

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ngành Bia Rượu: Doanh thu của Sabeco rớt thảm xuống mức thấp nhất 7 năm

16 Tháng Hai, 2024
ThaiBev từng chi khoảng 110.000 tỷ đồng (gần 5 tỷ USD) để sở hữu cổ phần chi phối tại Sabeco, tươ…
Advertisement