Skip to main content

Quản trị sự thay đổi: Tất cả cái gọi là Quản trị đều là Quản trị sự thay đổi

10 Tháng Chín, 2023

Khi tìm hiểu các lý thuyết về quản trị, bạn sẽ nhận ra rằng, tất cả cái gọi là quản trị (management) đều là quản trị sự thay đổi. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này. 

Quản trị - Tất cả đều là quản trị sự thay đổi (Change Management)
Quản trị – Tất cả đều là quản trị sự thay đổi (Change Management)

Trong vô số các lý thuyết về quản trị (Management), khái niệm quản trị sự thay đổi (Change Management) được xem là một trong các lý thuyết nền tảng quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh hiện tại, khi VUCA trở thành một cụm từ phổ biến trong giới làm kinh doanh nói chung.

Tuy nhiên, cái được gọi là “quản trị sự thay đổi” đang được hình dung theo hướng là thứ gì đó cao siêu và nhiều khi được tách biệt khỏi khái niệm “quản trị” vốn có.

Sự thật là, tất cả sự quản trị đều là quản trị sự thay đổi.

Advertisement

Nếu doanh số bán hàng (Sales) cần tăng lên, doanh nghiệp cần tạo ra và quản trị sự thay đổi. Nếu doanh nghiệp cần áp dụng một chiến lược marketing mới, đó cũng chính là quản trị sự thay đổi. Hay nếu doanh nghiệp cần tạo ra một văn hoá làm việc mới, đó cũng đều là xây dựng và quản trị sự thay đổi.

Nếu doanh nghiệp hay thương hiệu dần mất đi vị thế hay thị phần trên thị trường và đòi hỏi một mô hình kinh doanh (Business Model) mới thì đó chính là quản trị sự thay đổi. Dù đó là việc cắt giảm chi phí, tối ưu năng suất, hay cải tiến sản phẩm, cái doanh nghiệp cần đó là quản trị sự thay đổi.

Lý thuyết khái quát về quản trị (management) và quản trị sự thay đổi (change management).

Công việc quản trị (và trong không ít trường hợp vẫn được gọi là quản lý) vốn là thứ luôn liên quan đến việc xác định những sự thay đổi, quyết định xem sự thay đổi nào cần được thực hiện và sự thay đổi nào thì không. Nếu cần sự thay đổi, doanh nghiệp hay nhà lãnh đạo cần đảm bảo rằng những thay đổi đó phải được diễn ra và diễn ra theo đúng mục tiêu.

Ngay cả khi mục tiêu tổng thể của cái gọi là quản trị sự thay đổi là hướng tới sự ổn định và bền vững, thì vẫn thường có sự thay đổi của các mục tiêu hay mục tiêu về sự thay đổi: chẳng hạn như cắt giảm chi phí, thay đổi văn hoá làm việc hay nâng cao tỷ suất lợi nhuận (ROI) từ Marketing. Khi mọi công việc trong doanh nghiệp đều được xác định theo hướng sẽ có những sự thay đổi diễn ra, việc phải liên tục cải tiến có thể sẽ trở thành một thói quen không chỉ với những nhà lãnh đạo mà còn với cả các nhân viên.

Advertisement

Giá trị to lớn của sự đổi mới gắn liền với quản trị sự thay đổi (Change Management).

Trong bối cảnh doanh nghiệp, mỗi sự đổi mới (Innovation) thường sẽ mang lại những bài học có giá trị cung cấp thông tin cho các hoạt động đang diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp và trên thị trường.

Khi này, tổ chức trở thành một cỗ máy chuyển động không ngừng. Sự thay đổi hay khả năng tư duy sáng tạo vốn không phải là một sự kiện hay kết quả của một sự kiện nào đó; nó là một phần của cuộc sống hay thói quen hàng ngày.

Lý thuyết về quản trị sự thay đổi (Change Management) hay thậm chí là phong trào quản trị sự thay đổi đang ngày càng trở nên phổ biến và cấp thiết hơn, đó vừa là nhu cầu tất yếu để có được sự phát triển bền vững trong một thế giới đang không ngừng thay đổi, vừa là để đáp lại những khó khăn mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải.

Các nỗ lực phản ứng của doanh nghiệp cuối cùng sẽ dẫn đến việc thời gian hay “đời sống” hàng ngày của doanh nghiệp sẽ được phân chia thành 2 nhóm đó là thời gian làm việc bình thườngthời gian dành riêng cho quản trị sự thay đổi hay nói cách khác, đó là thời gian để doanh nghiệp tập trung tạo ra những chiến lược hay sự thay đổi cần thiết để giúp họ tồn tại và phát triển bền vững.

Advertisement

Những rào cản hay tư duy sai lầm về khái niệm quản trị sự thay đổi (Change Management).

Đối với phần lớn các doanh nghiệp, sự thay đổi thường bắt đầu từ tầng lớp các nhà lãnh đạo hay quản lý của doanh nghiệp, và được thực thi và hoàn thành bởi các nhân viên.

Nhưng thay vì cố gắng để tạo ra những thói quen gắn liền với sự đổi mới và cải tiến, họ coi sự thay đổi như là một điều gì đó đặc biệt và xa xôi.

Nhiều nhà quản trị coi sự thay đổi là một sự kiện đặc biệt phải được xử lý bằng cách sử dụng các kỹ thuật quản trị thay đổi và các kỹ năng đặc biệt. Chính điều này là rào cản lớn khiến doanh nghiệp của họ khó tạo ra sự thay đổi hay đổi mới.

Các nhà lãnh đạo nên xem sự thay đổi không phải là một sự gián đoạn nào đó mà nó chính là bản chất của công việc quản trị, tất cả cái được gọi là Quản trị đều là Quản trị sự thay đổi (Change Management).

Advertisement

Thực thi lý thuyết về quản trị sự thay đổi.

Một khi đã có thể hiểu được bản chất thực sự của khái niệm quản trị, hiểu quản trị sự thay đổi chính là quản trị và ngược lại, doanh nghiệp có thể bắt đầu ứng dụng nó từ những công việc nền tảng nhất.

Hãy đặt ra các mục tiêu lớn (khó thực hiện), thiết lập rõ ràng các quy trình để đạt được chúng, từng bước thực hiện các quy trình đó và cố gắng học hỏi từ những gì có được – đây chính là điểm đặc trưng cho cuộc sống hàng ngày của các doanh nghiệp hay tổ chức coi trọng sự thay đổi. Doanh nghiệp cũng cần mô tả các công việc của họ theo hướng họ đang muốn đi tới đâu trong tháng tới, quý tới hoặc năm tới.

Tới đây, một câu hỏi có thể được phần lớn các nhà lãnh đạo đưa ra đó là làm thế nào để họ có thể xây dựng hay chuyển đổi thành một tổ chức có các thói quen hay đời sống hàng ngày nói trên.

Câu trả lời phù hợp nhất sẽ là, thay vì tiêu tốn vô cùng nhiều thời gian và nguồn lực cho các bản kế hoạch hay chiến lược xa xôi và thậm chí là mơ hồ, hãy tập trung vào những mục tiêu quan trọng cần được hoàn thành. Yêu cầu các đội nhóm đặt ra một số mục tiêu phụ mà họ sẽ hướng tới đạt được trong vài tháng.

Advertisement

Họ cũng nên được yêu cầu để sẵn sàng thử nghiệm các bước đổi mới mà họ nghĩ rằng có thể tạo ra sự khác biệt và học hỏi được nhiều thứ. Thử nghiệm nhanh và học hỏi nhanh chính là chìa khoá cho quá trình này.

Mục đích quan trọng đằng sau điều này là buộc các nhà quản lý (và cả nhân viên) phải chịu trách nhiệm về việc liên tục cải tiến và đổi mới. Chính họ phải luôn coi sự đổi mới hay thay đổi là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement