Skip to main content

Top 16 công cụ quản lý khách hàng tốt nhất trên thế giới (P1)

2 Tháng Bảy, 2020

Giải quyết những ‘nỗi đau’ của khách hàng và tăng doanh số có lẽ là mục tiêu trọng tâm của mọi tổ chức và doanh nghiệp. Một bài toán đặt ra là làm thế nào để đơn giản hoá các quy trình quản lý khách hàng để từ đó làm hài lòng khách hàng.

Quản lý khách hàng là gì

Quản lý khách hàng đề cập đến các hành động có chủ ý mà một tổ chức thực hiện để duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng của mình, sử dụng từng tương tác để hướng dẫn họ đến các kết quả mong đợi.

Quản lý khách hàng có thể bao gồm lập kế hoạch vòng đời mua hàng của khách hàng (customer lifecycle), đặt kỳ vọng, thiết lập niềm tin, thiết lập ranh giới và đo lường sự hạnh phúc của khách hàng.

Advertisement

Theo 2 công ty nghiên cứu thị trường Gartner Grand View Research, doanh số của ngành phần mềm quản lý khách hàng (CRM Software) toàn cầu đã tăng trưởng khá ấn tượng trong những năm gần đây, ước tính đạt khoảng 80 tỉ USD  vào 2025.

Dưới đây là tổng hợp 17 phần mềm quản lý khách hàng CRM được sử dụng phổ biến nhất toàn cầu:

1. HubSpot CRM

HubSpot cung cấp một CRM miễn phí bao gồm các tính năng như sắp xếp email, templates, theo dõi, lập lịch, quản lý phễu bán hàng và trò chuyện trực tiếp (live chat).

Với tính năng theo dõi email, bạn sẽ được thông báo khi khách hàng tiềm năng mở email. HubSpot tích hợp với Gmail, G Suite, Office 365 và Outlook, vì vậy bạn sẽ tốn ít thời gian để đọc mail hơn và xây dựng nhiều mối quan hệ hơn.

Advertisement

2. Nutshell

Nutshell CRM cung cấp quản lý danh sách liên hệ (contact), quản lý phễu, tự động hóa bán hàng, báo cáo và các công cụ gửi nhận email.

Ví dụ, Nutshell cung cấp:

  • Chế độ xem bảng – Board View: Với chế độ xem này, bạn có thể kéo và thả khách hàng (leads) đến các giai đoạn bán hàng tuỳ chỉnh và đánh dấu các khách hàng tiềm năng này là thành công, không thành công hoặc hủy.
  • Chế độ xem danh sách – List View: Chế độ xem danh sách là một cách truyền thống để xem khách hàng tiềm năng của bạn theo các hàng và được sắp xếp thành các cột dựa trên giai đoạn, giá trị và cơ hội.
  • Chế độ xem bản đồ – Map View: Chế độ xem bản đồ hiển thị chính xác vị trí của khách hàng tiềm năng. Điều này giúp bạn dễ dàng lên lịch họp và gặp gỡ khách hàng.
  • Chế độ xem biểu đồ – Chart View: Chế độ xem biểu đồ hiển thị xu hướng khách hàng bằng cách hiển thị khung thời gian, số lượng và giá trị của các khách hàng tiềm năng đã mở mail.

3. Monday.com

Khi bạn đăng ký Monday.com, bạn có thể chọn một mẫu (template) tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của bạn và lý do bạn sử dụng công cụ này. Liên quan đến lĩnh vực bán hàng, Monday.com có ba mẫu có thể giúp nhóm bán hàng của bạn: CRM bán hàng, quản lý đối tác và tài sản bán hàng.

Mẫu CRM bán hàng là một trong những công cụ tốt nhất cho đội nhóm của bạn. Nó giúp quản lý hiệu quả khách hàng tiềm năng, mối quan hệ khách hàng, phễu bán hàng (sales funnels) và tất cả các nhiệm vụ đó đều được diễn ra ở một nơi.

Advertisement

4. Zendesk

Zendesk lần đầu tiên được tạo ra như một công cụ dịch vụ khách hàng nhưng sau đó đã phát triển để bao gồm luôn cả hoạt đông bán hàng. Tính năng độc đáo nhất của Zendesk là tập trung vào việc đưa các đội nhóm bán hàng và đội hỗ trợ lại gần với nhau hơn.

Bằng cách kết hợp các công cụ bán hàng và hỗ trợ khách hàng, đội nhóm của bạn có thể bán hàng thông minh hơn, duy trì bối cảnh, hợp tác và làm hài lòng khách hàng tốt hơn.

5. Pipedrive

Pipedrive là một CRM cung cấp các tính năng bao gồm quản lý phễu bán hàng, chatbot, biểu mẫu web (web forms) và hỗ trợ bán hàng bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Công cụ hỗ trợ bán hàng được hỗ trợ bởi AI là một trong những tính năng độc đáo nhất của CRM này. Với Hỗ trợ bán hàng, đại diện bán hàng của bạn sẽ nhận được các mẹo được cá nhân hóa và các đề xuất tự động hóa.

Advertisement

Ngoài ra, ‘cố vấn bán hàng’ AI này cũng sẽ sử dụng các thuật toán để phân tích các hành động hay quy trình làm việc của bạn để từ đó chúng có thể tìm ra các điểm có thể ứng được được tự động hoá.

6. Zoho

Zoho là một CRM cung cấp các tính năng bao gồm tự động hóa bán hàng, bán hàng theo dự đoán, quản lý bán hàng và giao tiếp đa kênh.

Giao tiếp đa kênh là một trong những tính năng mạnh nhất của Zoho. Điều này cho phép các nhân viên bán hàng có thể kết nối với khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Advertisement

Ví dụ: Nhân viên bán hàng có thể liên hệ với khách hàng tiềm năng thông qua các kênh bao gồm điện thoại, email, trò chuyện trực tiếp, phương tiện truyền thông mạng xã hội và các biểu mẫu web.

Ngoài ra, với công cụ đa kênh, bạn có thể đo lường hiệu quả truyền thông của mình, tìm ra khoảng thời gian và kênh tốt nhất để tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Để thực hiện giao tiếp đa kênh, Zoho tích hợp với một số ứng dụng kinh doanh, bao gồm Google Suite, Ring Central, Whats App, Eventbrite, Quickbooks, Proposeify, LinkedIn Sales Navigator, Mail Chimp, Facebook, Slack, Dropbox và SalesIQ.

Những tích hợp này cho phép giao tiếp với khách hàng tiềm năng qua email, điện thoại, phương tiện truyền thông mạng xã hội và cả các cuộc trò chuyện trực tiếp (live chat).

Advertisement

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement