Traffic là gì? Tìm hiểu về Traffic trong Marketing
Khi nói đến các mục tiêu của hoạt động marketing nói riêng và kinh doanh nói chung, thúc đẩy traffic (lưu lượng tìm kiếm) cho website (và ứng dụng), hay thậm chí là cho các cửa hàng là một trong những ưu tiên hàng đầu, vậy traffic là gì và doanh nghiệp có thể làm gì để cải thiện chỉ số này.
Nằm trong bức tranh lớn hơn đó là Marketing, Digital Marketing, và Kinh doanh, khái niệm Traffic thường được nhắc đến như là một mục tiêu “phải có”, tuy nhiên, có phải traffic nào cũng có giá trị hay liệu có phải chỉ cần tăng traffic là doanh nghiệp có thể có được nhiều khách hàng hơn. Mọi thắc mắc về “Traffic” sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm:
- Traffic là gì?
- Thấu hiểu khái niệm Traffic trong Digital Marketing.
- Traffic xấu là gì?
- Traffic tốt là gì?
- Những kiểu Traffic chính hiện có trong website và ứng dụng.
- Những hiểu lầm thường gặp với thuật ngữ Traffic.
- Vai trò chính của Traffic với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?
- Traffic của một website hay ứng dụng (app) thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
- Một số chiến lược thương hiệu có thể áp dụng để thúc đẩy Traffic.
- Mối quan hệ giữa Traffic và SEO là gì?
- Các công cụ giúp đo lường Traffic của website và ứng dụng (app).
- FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Traffic.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Traffic là gì?
Theo từ điển Cambridge, thuật ngữ Traffic có một số ý nghĩa khác nhau trong đó có 2 nghĩa được sử dụng phổ biến nhất là số lượng hay mật độ các phương tiện đang tham gia giao thông (đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không…) và nghĩa thứ 2 là liên quan đến lượng người dùng (user/visitor) truy cập vào các website hay ứng dụng cụ thể.
Trong ngành Marketing, Traffic sẽ sử dụng theo nghĩa thứ 2, tức là khái niệm đề cập đến lượng người dùng truy cập vào các website, webpage, site hay ứng dụng (app) cụ thể.
Trong phạm vi bài này, khái niệm Traffic cũng sẽ được hiểu theo nghĩa là người dùng trên các nền tảng công nghệ sử dụng internet.
Web Traffic hay Site Traffic là gì?
Là những traffic từ các nền tảng web ví dụ marketingtrips.com, khái niệm đề cập đến tất cả những người dùng truy cập vào website trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó.
App Traffic là gì?
Ngược lại với web hay website traffic chính là app traffic, là tất cả những người dùng truy cập vào một ứng dụng (mobile app) nào đó. Các ứng dụng chính là những thứ mà bạn đã tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng như App Store của Apple hay CH Play của Google.
Thấu hiểu khái niệm Traffic trong Digital Marketing.
- Là số lượng người dùng truy cập vào các site, website, webpage hay các ứng dụng (app) cụ thể. Người truy cập được gọi là user hoặc visitor.
- Khi nói đến Traffic, ngoài đối tượng chính là user hoặc visitor, một số thuật ngữ đi kèm khác là pageviews và sessions. Pageviews mô tả số lượng các Trang (bài viết) mà người dùng đã xem. Sessions có nghĩa là Phiên truy cập, khái niệm mô tả số lần mà một người dùng nào đó truy cập vào một nền tảng cụ thể.
- Đối với hầu hết các nền tảng thương mại (Commercial Platforms) trên môi trường internet, traffic chính là tài sản. Từ các nền tảng thương mại điện tử (eCommerce Platforms) như Shopee hay Lazada đến các ứng dụng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, traffic hay lượng người dùng truy cập là yếu tố sống còn, quyết định sự tồn tại của các doanh nghiệp.
- Ngoài yếu tố số lượng, giá trị của traffic hay người dùng còn được thể hiện qua lượng thời gian mà mỗi người dùng ở lại trên từng nền tảng khi họ truy cập (time on site), hoặc số lần mà họ truy cập trong ngày. Về bản chất, người truy cập ở lại càng lâu và truy càng nhiều lần thì các nền tảng càng được hưởng lợi.
- Traffic thường sẽ không mang lại bất cứ giá trị gì nếu người dùng chỉ ở lại trên trang chỉ trong vòng vài giây, thậm chí là vài chục giây.
Traffic xấu là gì?
Như MarketingTrips đã đề cập qua ở trên, trong lĩnh vực Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng, traffic đóng vai trò vô cùng quan trọng và cũng là một trong số các KPIs (chỉ số đánh giá hiệu suất chính) được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động Digital Marketing.
Tuy nhiên, không phải traffic nào cũng tốt hay không phải cứ có càng nhiều người dùng truy cập thì doanh nghiệp càng có thêm khách hàng. Tuỳ vào từng chất lượng của traffic mà những gì nó mang lại là khác nhau.
Traffic xấu có thể là các traffic gian lận, người làm marketing sử dụng các thủ thuật (clickbait) để khiến (đánh lừa) người dùng nhấp chuột (click) vào nội dung (chẳng hạn như một mẫu quảng cáo) và truy cập vào website hay ứng dụng của họ trong khi người dùng không hề có ý định truy cập vào các nền tảng đó.
Traffic xấu cũng có thể được hiểu là những traffic kém chất lượng, khi nhà quảng cáo, người làm SEO hay marketing cố tình thu hút những người dùng không liên quan (không phải khách hàng hay đối tượng mục tiêu) đến website.
Trong bối cảnh kinh doanh, khi các doanh nghiệp đầu cần những người dùng chất lượng, tức những người họ có thể chuyển đổi bán hàng, các traffic xấu hầu như vô giá trị.
Ở một bối cảnh khác, traffic xấu cũng thường gắn liền với những website hay nền tảng không có thương hiệu (được sinh ra với mục tiêu gian lận) hoặc được cung cấp bởi các đơn vị làm về dịch vụ “bán” traffic (SEO Agency, Digital Marketing Agency…) nhưng bằng cách gian lận.
Ví dụ, thay vì các đơn vị này cần nhắm mục tiêu đến các người dùng tiềm năng hay các từ khoá liên quan, vì nhiệm vụ của họ là cam kết tổng traffic (giả sử đây là KPIs) cho một website hay ứng dụng cụ thể, họ làm đủ mọi cách chỉ để có được đủ số lượng traffic.
Traffic tốt là gì?
Ngược lại với traffic xấu chính là traffic tốt, khi doanh nghiệp nỗ lực thúc đẩy những người dùng tiềm năng tới website hay ứng dụng của họ.
Ở khía cạnh quảng cáo hay làm Content Marketing, người xây dựng traffic cố gắng nhắm mục tiêu đến những người có khả năng mua các sản phẩm hay dịch vụ của họ, hoặc những người có ảnh hưởng đến quá trình mua sắm của khách hàng.
Ở khía cạnh làm SEO, các SEOer sẽ chỉ tối ưu vào các từ khoá liên quan, với mục tiêu là chuyển đổi bán hàng từ những traffic có được.
Về bản chất tổng thể, một traffic hay người dùng được xem là tốt khi họ hiểu rõ những nội dung mà họ đang tương tác trước khi truy cập (chủ động) và nơi họ truy cập sau đó cũng có những thông tin hay thứ mà họ cần.
Những kiểu Traffic chính hiện có trong website và ứng dụng.
Trong khi traffic là khái niệm chung đề cập đến bất kỳ ai truy cập vào một nền tảng nào đó dù là website hay ứng dụng, nó cũng được phân loại thành các kiểu traffic khác nhau.
Vậy có những kiểu traffic chính là gì, dưới đây là một số loại bạn có thể tham khảo:
- Paid Traffic (Traffic có trả phí).
Là khái niệm đề cập đến bất cứ traffic nào mà thương hiệu hay doanh nghiệp có được từ các hoạt động có trả phí. Từ các hoạt động quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads) đến quảng cáo từ khoá trên công cụ tìm kiếm của Google (Google Ads), những traffic hay người dùng có được đều được gọi là Paid Traffic (traffic có trả phí).
- Organic Traffic (Traffic tự nhiên).
Ngược lại với Paid Traffic chính là Organic Traffic, là tất cả những traffic hay người dùng truy cập mà doanh nghiệp có được nhưng không phải trả phí.
Từ các traffic có được thông qua các bài đăng tự nhiên trên mạng xã hội Facebook, đến các traffic từ hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) hay những người dùng truy cập trực tiếp vào website đều được coi là Organic Traffic.
- Search Traffic (Traffic tìm kiếm).
Là tất cả những traffic đến với ứng dụng (app) hay website thông qua công cụ tìm kiếm (chẳng hạn như Google hay Yahoo), bao gồm cả những traffic từ quảng cáo tìm kiếm (Google Ads) lẫn traffic tự nhiên (SEO).
- Direct Traffic (Traffic trực tiếp).
Là những người dùng chủ động truy cập trực tiếp vào website từ trình duyệt (Google Chrome), ví dụ như khi bạn gõ marketingtrips.com vào thanh trình duyệt và truy cập vào website, bạn sẽ được đếm trong phần Direct Traffic.
- Referral Traffic (Traffic giới thiệu).
Referral Traffic là gì? là tất cả những traffic đến với website từ các website hay ứng dụng khác, trong một số trường hợp, traffic đến từ một số công cụ tìm kiếm cũng được xem là Referral Traffic.
- Mobile Traffic.
Là những traffic hay người dùng truy cập vào website thông qua thiết bị di động. Theo số liệu ghi nhận từ MarketingTrips, phần lớn các website ở trong các ngành hàng khác nhau, hơn 50% người dùng truy cập vào website thông qua thiết bị di động.
Tượng tự theo nền tảng, chúng ta cũng có khái niệm Tablet Traffic hay PC Traffic.
- iOS Traffic và Android Traffic.
Nếu người dùng truy cập vào website hay ứng dụng (app) từ các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS (của Apple) thì được gọi là iOS Traffic, và từ hệ điều hành Android thì gọi là Android Traffic, 2 khái niệm này thường được sử dụng để phân tích ứng dụng (App).
Những hiểu lầm thường gặp với thuật ngữ Traffic.
Mặc dù traffic là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được khái niệm này, dưới đây là một số hiểu lầm thường thấy.
- Mọi traffic đều tốt, càng nhiều người dùng truy cập thì doanh nghiệp càng hưởng lợi: Như đã đề cập ở trên thì bạn thấy rằng không phải traffic nào cũng tốt và mang lại lợi ích cho doanh nghiêph (khách hàng), thậm chí trong nhiều trường hợp, nếu bạn cố tình gian lận để có được traffic, website sẽ bị phạt (từ các nền tảng quảng cáo và công cụ tìm kiếm) và doanh nghiệp còn bị thiệt hại nhiều hơn. Có không ít nhà quảng cáo bị Google cấm quảng cáo vì cố tình thu hút khách hàng về các Trang có nội dung vi phạm. Hay các gian lận như Buff SEO cũng khiến website bị giảm thứ hạng hoặc có thể bị xoá khỏi công cụ tìm kiếm.
- Bất cứ ai nhấp chuột và truy cập vào website hay ứng dụng đều được tính là một người dùng: Sự thật là, traffic chỉ bao gồm các lượt truy cập hợp lệ, khi bạn nhấp chuột để truy cập vào một website nhưng vì một lý do nào đó ví dụ như mất kết nối internet, web tải chậm khiến bạn không vào được Trang hay bạn chỉ truy cập được vài giây (khoảng dưới 3-5s), khi này traffic sẽ không được tính (bởi các công cụ đo lường).
- Một website có traffic cao sẽ được các công cụ tìm kiếm ưu tiên hơn: Trong khi số lượng người dùng truy cập vào một website cũng là một dấu hiệu xếp hạng của các công cụ tìm kiếm, các traffic không hợp lệ, traffic xấu, hay thời gian người dùng ở lại thấp lại có tác dụng phụ, tức khiến các website có chất lượng thấp hơn.
Vai trò chính của Traffic với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?
Đến đây, bạn thấy rằng, dù cho doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, dù đó là thương mại điện tử, bán lẻ (retail) hay F&B, traffic đều đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Dưới đây là một số lợi ích chính mà traffic có thể mang lại.
- Xây dựng độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness).
Ngay cả khi bạn là thương hiệu mới hay thương hiệu đã có mặt lâu năm trên thị trường, bạn vẫn đều cần đến độ nhận biết (thường xuyên) về thương hiệu.
Traffic hay số lượng người dùng truy cập vào website hay ứng dụng của bạn chính là một minh chứng hữu hình nhất cho thấy liệu người dùng hay khách hàng tiềm năng có biết và quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp hay không.
- Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng (Lead).
Nếu những traffic mà bạn đang nỗ lực xây dựng là traffic tốt, những người dùng này rất có tiềm năng để trở thành người sẽ mua hàng của bạn trong tương lai.
Với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, không có traffic đồng nghĩa với việc không có khách hàng tiềm năng hay không bán được hàng.
- Gia tăng doanh số bán hàng.
Cuối cùng, mục tiêu còn lại của mọi doanh nghiệp khi xây dựng traffic đó chính là để bán hàng, một lần nữa, các traffic tốt sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội chuyển đổi khách hàng cao hơn và bán được nhiều hàng hơn, từ đó doanh số bán hàng sẽ tăng lên.
Traffic của một website hay ứng dụng (app) thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Tron khi việc xây dựng traffic là điều rất cần thiết, nhiều marketer đã không thể thúc đẩy được chỉ số này vì nhiều lý do khác nhau, dưới đây là những gì bạn thường thấy.
- Mức độ thân thiện của website với thiết bị đi động.
Khi bạn biết rằng phần lớn người dùng truy cập vào website thông qua thiết bị di động bạn hiểu là chất lượng hay mức độ thân thiện của website đó với thiết bị di động sẽ tác động trực tiếp đến cách họ tương tác với website.
Một website dễ điều hướng, có tốc độ tải trang nhanh (dưới 5s), hay người dùng có thể dễ dàng tìm thấy các nội dung họ cần chính là chìa khoá.
- Trải nghiệm (UI, UX) của người dùng với website và ứng dụng (app).
Giả sử rằng, khi bạn thấy một mẫu quảng cáo nào đó có nội dung bạn thích và họ cũng bán các sản phẩm bạn cần, tuy nhiên sau khi truy cập, mọi trải nghiệm bạn có được trên nền tảng đều không thể chấp nhận được thì điều gì sẽ xảy ra, bạn có ở lại trên đó lâu không hay có sẵn sàng truy cập lại đó không?
- Chất lượng nội dung có trên nền tảng.
Khi một người dùng truy cập vào website, mọi thứ mà họ tương tác đều xoay quanh thuật ngữ nội dung (Content), chất nội dung nội dung quyết định trực tiếp đến cách họ tương tác với nền tảng.
Rõ ràng là bạn không thể muốn truy cập vào một website có chất lượng nội dung kém, không cung cấp bất cứ nội dung hữu ích nào đến bạn, hay thậm chí là các định dạng nội dung không phù hợp với sở thích cá nhân của bạn.
- Chất lượng của các mẫu quảng cáo hay nội dung quảng cáo.
Trong trường hợp bạn đang sử dụng quảng cáo có trả phí để thúc đẩy traffic cho website, khi nội dung có trên quảng cáo không phải là những thứ mà khách hàng cần hay bạn đang phân phối quảng cáo đến sai đối tượng, bạn cũng không có được traffic hay nói cách khác là bạn không thể khiến họ nhấp vào quảng cáo để truy cập vào nền tảng.
- Chất lượng hay mức độ phù hợp của các từ khoá.
Ngược lại với cách làm trên, nếu bạn đang tìm cách thúc đẩy traffic thông qua hoạt động SEO, tức tối ưu hoá thứ hạng của website trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs), từ khoá cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Nếu bạn sử dụng các từ khoá có ít người tìm kiếm (Volume Search) hay các từ khoá đó không được nhập bởi những khách hàng tiềm năng của bạn, traffic khi này hoặc là rất ít hoặc là không mang lại giá trị.
Các công cụ giúp đo lường Traffic của website và ứng dụng (app).
Một khi bạn đã bắt đầu nhận thức rõ được giá trị của traffic hay là những gì mà nó có thể mang lại, bạn cũng cần theo dõi và đo lường thường xuyên chỉ số này.
Để có thể đo lường và đánh giá chất lượng của các traffic hay người dùng, dưới đây là một số công cụ bạn có thể sử dụng:
- Google Analytics: Là công cụ miễn phí được cung cấp bởi Google và cũng là công cụ phổ biến nhất được sử dụng để đo lường traffic.
- Similarweb: Có thể nói là công cụ phổ biến thứ 2, Similarweb giúp bạn đo lường và phân tích nguồn traffic từ các nơi khác nhau, nó cũng cho phép bạn kiểm tra traffic của các đối thủ cạnh tranh.
- Ngoài 2 công cụ nói trên, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ phân tích SEO khác để hỗ trợ phân tích traffic như: Ahrefs, Moz, SEMrush, Keywordtool…
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Traffic.
- Kéo traffic là gì?
Là khái niệm mô tả các hoạt động được thực hiện với mục tiêu là gia tăng hay thúc đẩy traffic, chính là những người dùng truy cập vào các website và ứng dụng.
- Lượng traffic là gì?
Chính là số lượng người dùng (user/visitor) truy cập vào một nền tảng nào đó.
- Nguồn traffic hay Traffic Source là gì?
Trong các phần đã phân tích ở trên, bạn thấy rằng traffic cũng được phân loại thành các kiểu khác nhau như Organic Traffic hay Direct Traffic, nó chính là các nguồn traffic, tức nơi mà sau đó người dùng đã truy cập vào website.
- Traffic trong kinh doanh là gì?
Ngoài việc được sử dụng để mô tả những người dùng trên các nền tảng trực tuyến, khái niệm traffic còn được sử dụng để mô tả những người ghé thăm các cửa hàng (vật lý) nào đó với mục tiêu là xem sản phẩm và mua hàng.
Do đó, trong phạm vi kinh doanh nói chung, traffic miêu tả số lượng tất cả những khách hàng tiềm năng có khả năng mua hàng từ doanh nghiệp.
- Traffic Acquisition Cost là gì?
Chi phí mua lại lưu lượng truy cập (Traffic Acquisition Cost) bao gồm các khoản thanh toán mà một doanh nghiệp cung cấp công cụ tìm kiếm trên Internet trả cho các công ty liên kết và trực tuyến khác; để các công ty này chuyển hướng lưu lượng truy cập của người dùng và doanh nghiệp đến website của nó.
- Invalid Traffic là gì?
Là những traffic không hợp lệ, với các công cụ tìm kiếm như Google sẽ sử dụng chỉ số này để đánh giá chất lượng của các website (kèm theo hình phạt với những website có nhiều traffic không hợp lệ, hay traffic gian lận).
- Lượt traffic là gì?
Là từ đồng nghĩa với lượng traffic, đó chính là số lần người dùng truy cập một website nào đó, tuỳ vào từng tình huống, lượt traffic có thể là người dùng (user) hay số phiên truy cập (session).
Kết luận.
Với tư cách là những người làm digital marketing, như bạn có thể thấy, traffic (tốt) là một trong những chỉ số quan trọng hàng đầu mà các hoạt động marketing hướng tới.
Bằnh cách hiểu chính xác traffic là gì, hay cụ thể hơn traffic như thế nào là tốt hay chất lượng, bạn rõ ràng là có nhiều khả năng hơn để tối ưu hoá tỉ lệ chuyển đổi bán hàng, thúc đẩy doanh nghiệp và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nam Nguyen | MarketingTrips
Nguồn: MarketingTrips