Skip to main content

Giới trẻ sợ cái gọi là “Hội bô lão” trong công ty: “Cái thời của anh ấy mà…”

22 Tháng Năm, 2020

Người trẻ xứ sở kim chi, họ nghe quá nhiều những câu kiểu như “Ở cái thời của tôi ấy mà…”. Thậm chí, các bạn còn cảm thấy sợ sệt, lo lắng trước những bậc “cha chú”. Dần dần, nỗi ám ảnh này đã trở thành văn hoá khó bỏ chốn công sở ở Hàn Quốc.

Chuyện “ma cũ – ma mới” trong công ty không phải là đề tài quá mới. Ở đâu cũng vậy chứ chẳng riêng gì chốn công sở, ấy là khi cấp bậc, địa vị, tuổi tác… phân cấp ra cũng sẽ kéo theo nhiều mâu thuẫn. Nhưng ở Hàn Quốc, vấn nạn này còn đáng sợ hơn rất nhiều.

Một văn hóa “ngầm” chốn công sở khiến giới trẻ khiếp đảm mỗi khi nhắc đến là “Kkondae”. Vậy văn hóa này là gì, và nó đã ảnh hưởng ra sao tới các mối quan hệ?

Advertisement

Kkondae – văn hóa “trọng già khinh trẻ”

Ở Hàn Quốc có nhiều khái niệm về các thế hệ, phân ra theo lứa tuổi. Ví dụ như thế hệ Millenial (gồm những người từ 19 – 40 tuổi), hay thế hệ “88 vạn won”, thế hệ “sampo” để chỉ những người sinh ra, lớn lên trong thời kỳ khủng hoảng tài chính 1997, 2008.

Nhưng còn một thế hệ lớn tuổi hơn, và cũng đáng sợ hơn, mang tên “Kkondae” – thế hệ “lão làng”. Có lẽ văn hóa công sở này đã mượn tên của chính những người lớn tuổi như vậy.

Nói tóm lại, văn hóa “Kkondae” thể hiện sự nhún nhường, hạ mình của lớp trẻ với bậc cao tuổi. Hiểu theo cách khác, nó còn là sự phân cấp trong công việc, tức là khi tuổi đời, tuổi nghề của bạn thấp, bạn bắt buộc phải tỏ ra kính trọng đối với đàn anh.

Advertisement

Trải qua bao năm tháng, văn hóa “Kkondae” dần dần quy về đàn ông và hầu như toàn mang ý nghĩa tiêu cực, khi vấn nạn bắt nạt, chèn ép công sở ngày một tăng. Trước đây, từ “Kkondae” được dùng khi học sinh ví giáo viên của mình là những người nghiêm khắc, độc đoán.

Quả thực, bậc đàn anh sẽ không bao giờ lắng nghe bất cứ một ý kiến nào đến từ lớp trẻ. Họ gạt bay mọi suy nghĩ phản pháo và yêu cầu một sự phục tùng tuyệt đối.

Những câu chuyện khó nói về Kkondae của giới trẻ Hàn Quốc tại công ty

“Ở cái thời của tôi ấy mà…” có lẽ là câu nói phổ biến nhất các bậc đàn anh hay răn dạy cấp dưới. Theo tờ Economist có ghi, thế hệ lão làng này được sinh trong thời kỳ chiến tranh Hàn Quốc kết thúc, mở ra một xã hội dân chủ hóa lẫn công nghiệp hoá.

Advertisement

Lúc ấy, mọi thứ họ được định hướng là phải học tập, rèn luyện hết mình, đi theo một con đường sự nghiệp chuẩn mực để cống hiến cho đất nước phát triển từng ngày. Từ lý do này, họ luôn viện cái cớ thời của họ vất vả, lao lực để rập khuôn toàn bộ lớp trẻ đi sau.

Lee Beyoung Hoon, giáo sư xã hội học tại Đại học ChungAng cho biết, đối với những người thuộc thế hệ “bùng nổ sơ sinh” (Kkondae), mục tiêu, định hướng trong công việc còn lớn lao hơn tất thảy những dự định cá nhân. “Với lòng tự tôn dân tộc cao, ưu tiên phát triển kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu. Vì thế, họ đặc biệt trung thành với công việc.”

Ahn Da Young, một chàng thanh niên trẻ cho hay “Thế hệ chúng tôi chỉ coi công việc như một phần cuộc sống, chẳng qua cũng chỉ là công cụ kiếm tiền. Vì sao cấp trên lại coi sự nghiệp như tính mạng và quá đỗi quan trọng đến thế?”

Nhưng chính vì tư tưởng “quân phiệt” này gây ra sự bức bối cho người trẻ. Họ không được sống đúng với lứa tuổi, với thế hệ, với sự thay đổi của nhân loại mà luôn phải gồng mình lên để hứng chịu những chỉ trích của đàn anh.

Advertisement

1001 việc vặt bị giao cho người trẻ phải kể đến như lúc nào cũng ghi chú lại hết nội dung cuộc họp, đặt bàn trước và tỏ ra hào phóng mời sếp đi ăn hay phân phát thìa đũa, “cơm bưng nước rót” để đàn anh khỏi phật lòng.

Khoảng cách thế hệ rút ra từ văn hóa Kkondae còn được minh chứng bởi cách xưng hô. Người Hàn Quốc sẽ không gọi cộc lốc mỗi tên mà thường chỉ gọi chức danh (trưởng phòng, giám đốc, phó phòng, chủ tịch…), hoặc cùng lắm là gọi tên kèm theo chức vụ. Phân cấp rất rõ ràng như vậy dường như làm cho đồng nghiệp, sếp – nhân viên khó xích lại gần nhau để thấu hiểu nhau hơn.

Mặc dù Kkondae trở thành một văn hóa khó bỏ chốn công sở Hàn Quốc nhưng thế hệ trẻ vẫn tin rằng trong tương lai mọi thứ có thể thay đổi. Giờ đây, ngoài Kkondae thì một thuật ngữ mang tính tích cực cũng xuất hiện. Đó là “Worabel” – viết tắt của “Work Life Balance”, hiểu nôm na nghĩa là cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Bên cạnh đó, nhiều công ty cũng đưa ra các chính sách giúp nhân viên thoải mái hơn với rào cản thế hệ. Có thể kể tới là gọi nhau bằng tên hay nhân viên cấp dưới được từ chối đi ăn cùng đàn anh.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Nhịp Sống Việt

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement