Quy mô thị trường eCommerce Việt Nam đạt 39 tỉ USD vào năm 2025
Tổng quy mô thị trường thương mại điện tử (eCommerce) Việt Nam đạt 13 tỉ USD năm 2021 và dự kiến tăng gấp ba lần, lên 39 tỉ USD vào năm 2025, theo báo cáo Thương mại điện tử năm 2021 do Lazada Việt Nam vừa thực hiện.
Theo đó, quy mô thị trường eCommerce tại Việt Nam ghi nhận tăng trưởng ổn định 5 năm qua. Từ 5 tỉ USD năm 2016 đã tăng gấp đôi vào năm 2019 và tiếp tục tăng thêm 18% trong năm 2020.
Báo cáo trích dẫn ý kiến nhóm nghiên cứu Statista đánh giá ngành eCommerce Việt Nam, năm 2025 quy mô thị trường sẽ tăng gấp ba lần của năm 2021, đạt đến 39 tỉ USD.
“Thương mại điện tử nói riêng và nền kinh tế số nói chung là điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong năm 2021 khi tổng giá trị giao dịch (GMV) của ngành eCommerce tăng từ 8 tỉ USD năm 2020 lên 13 tỉ USD”, báo cáo cho biết.
Con số nói trên đưa nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng ấn tượng 31% so với cùng kỳ 2020 và đạt tổng GMV 21 tỉ USD.
Nhóm thực hiện báo cáo cho rằng ngành eCommerce đã thành công khi vượt qua những khó khăn do đại dịch Covid-19, tiếp tục phát triển mạnh trong bối cảnh “bình thường mới”, thậm chí tăng trưởng ấn tượng hơn so với thời điểm trước đại dịch.
Động lực tăng trưởng của ngành năm qua tới sự thay đổi hành vi tiêu dùng và gia tăng số người dùng mới. Cụ thể, chỉ trong nửa đầu 2021, Việt Nam đã có hơn 8 triệu người tiêu dùng trực tuyến mới, với 55% đến từ các khu vực ngoài thành thị.
Tỷ lệ người mua sắm tại cửa hàng giảm từ 76% năm 2019 xuống 67% cuối năm 2021, trong khi mua sắm qua thiết bị di động từ 55% tăng lên 69%.
Báo cáo ghi nhận 58% người tiêu dùng Việt cho biết sẽ tiếp tục mua sắm hàng bách hóa trên eCommerce vì tiện lợi; 53% thừa nhận mua hàng bách hóa trực tuyến đã trở thành một phần trong cuộc sống.
Họ cũng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn với số người dành ra dưới 1 triệu đồng mua sắm trực tuyến đã giảm đáng kể (từ 26% năm 2019 xuống còn 16% năm 2020), trong khi mức chi tiêu từ 1 đến trên 5 triệu đồng tăng cao.
Số doanh nghiệp mới tham gia vào mảng eCommerce hai năm qua cũng tăng từ 17% năm 2019 lên 22% năm 2020. Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng thông qua các nền tảng e-commerce từ 19% cũng tăng tới gần 30%.
Hai báo cáo gần đây của Lazada Việt Nam cho thấy số lượng nhà bán hàng trong quý 2.2021 đã tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm trước và tiếp tục tăng 1,5 lần trong quý 3.
Nền tảng này thống kê số lượng nhà bán hàng mới tham gia Lazada Việt Nam tăng khoảng 30% mỗi tháng kể từ tháng 10.2021.
Báo cáo nhắc tới 5 xu hướng đáng chú ý trong ngành eCommerce năm 2022. Đó là sự lên ngôi của social commerce – các phương thức bán hàng sử dụng nội dung tương tác cao, giao tiếp kết nối trực tiếp với người tiêu dùng như livestream (phát trực tiếp), shopper entertainment (mua sắm kết hợp giải trí).
Xu hướng tiếp theo là nội dung từ người dùng sẽ có sức nặng hơn, ví dụ các bài đánh giá hay chia sẻ trải nghiệm sau mua hàng.
Mua sắm đa kênh, đa dạng hóa phương thức thanh toán, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng là ba xu hướng được cho là quan trọng trong sự phát triển của thương mại điện tử năm nay, theo báo cáo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Giang Nguyễn | Theo Forbes
Bài viết liên quan
Nổi bật
Temu cắt giảm hàng tỷ USD quảng cáo ở Mỹ
Chân dung của ông chủ Highlands Coffee
Meta sẽ lấy dữ liệu từ các bài viết trên Facebook để đào tạo AI
Mới nhất

Cách thuật toán của TikTok phân tích hành vi người dùng và phân phối nội dung
Quý 1 năm 2025: Doanh số của TikTok Shop tăng gần 113.8 % so với cùng kỳ
Thị phần smartphone Apple rớt thảm xuống vị trí thứ 5 tại Trung Quốc
Chuỗi trà sữa Chagee vừa huy động được 411 triệu USD sau IPO tại Mỹ
Temu cắt giảm hàng tỷ USD quảng cáo ở Mỹ
Đọc nhiều
