Skip to main content

Thực thi chiến lược là gì? Quy trình thực hiện chiến lược

19 Tháng Một, 2024

Để giải quyết những thách thức và mối bận tâm trong kinh doanh, các tổ chức hay doanh nghiệp phải liên tục theo dõi, đánh giá và điều chỉnh các sáng kiến chiến lược của mình. Một khi đã có được chiến lược, quá trình thực thi chiến lược chính là nền tảng quyết định sự thành công. Vậy thực thi chiến lược là gì và quy trình thực hiện nó bao gồm những bước nào, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Thực thi chiến lược (Strategy Implementation) là gì? Quy trình thực hiện chiến lược
Thực thi chiến lược (Strategy Implementation) là gì? Quy trình thực hiện chiến lược

Thực thi chiến lược (Strategy Implementation) là gì?

Về tổng thể, thực thi chiến lược (thực hiện chiến lược) là quá trình biến các kế hoạch hay chiến lược thành hành động để đạt được các mục tiêu và chỉ số kinh doanh. Nói cách khác, thực thi chiến lược là nghệ thuật hoàn thành các công việc đã được đề ra.

Trong khi có được một chiến lược (Strategy) đúng đắn là vô cùng quan trọng, sự thành công cuối cùng phần lớn lại được quyết định bởi quá trình thực hiện chiến lược. Nhất quán và bền bỉ là chìa khoá của quá trình thực thi chiến lược.

Theo chia sẻ của Giáo sư Robert Simons từ Trường Kinh doanh Harvard, người đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy về Thực thi Chiến lược: “Chắc hẳn là bạn đã từng nghe thấy những câu chuyện về những doanh nghiệp có chiến lược tuyệt vời nhưng lại thất bại. Thực thi kém là nguyên nhân chính cho điều này.”

Bạn có thể học được rất nhiều điều từ những chiến lược thất bại và hiểu cách để có thể thực hiện một chiến lược thành công, dưới đây là các bước bạn có thể thực hiện để triển khai một chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Các bước chính trong quy trình thực thi chiến lược (Strategy Implementation).

Trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn về quá trình thực hiện chiến lược, bạn cần hiểu rõ khái niệm chiến lược là gì.

Trong phạm vi kinh doanh, Chiến lược được định nghĩa là thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.

Chiến lược mô tả các nguồn lực sẵn có (thường bị hạn chế) được sử dụng để đạt được các mục tiêu (thường không bị hạn chế) trong tương lai.

Khái niệm chiến lược nói chung thường liên quan đến việc xây dựng và thiết lập các mục tiêu (Goals) và ưu tiên, xác định các hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu và các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hành động đó.

Một chiến lược tốt sẽ cần mô tả được cách thức đạt được các mục tiêu cuối cùng bằng các phương tiện hay nguồn lực sẵn có.

Cuối cùng, thuật ngữ chiến lược thường liên quan đến các thuật ngữ khác như kế hoạch chiến lược (Strategic Planning), tư duy chiến lược (Strategic Mindset, Strategic Thinking) và quản trị chiến lược (Strategic Management).

Dưới đây là 4 bước chính có trong quy trình thực thi chiến lược:

1. Xử lý các rào cản (xung đột).

Với tư cách là các nhà lãnh đạo, việc đưa ra những lựa chọn khó khăn là không hề dễ dàng và bạn cần phải quản lý mọi xung đột hay rào cản nảy sinh khi thực hiện thay đổi.

Trong quá trình thực hiện chiến lược, sự mâu thuẫn hay xung đột thường tồn tại giữa việc đổi mới để phát triển doanh nghiệp và việc kiểm soát các quy trình hay thủ tục nội bộ.

Ví dụ, các nhà lãnh đạo của công ty gọi xe lớn nhất thế giới Uber đã phải đối mặt với những thách thức trong việc cân bằng giữa tăng trưởng và kiểm soát. Mặc dù Uber được xem là “kẻ phá bĩnh”, làm thay đổi ngành vận tải nhưng nhu cầu mở rộng của nền tảng này đã dẫn đến một số sai lầm do thiếu hệ thống kiểm soát nội bộ.

Doanh nghiệp có thể quản lý các xung đột và tìm sự cân bằng bằng cách thiết kế và triển khai các đòn bẩy kiểm soát, bao gồm:

  • Hệ thống niềm tin: Các định nghĩa về tổ chức mà doanh nghiệp truyền đạt và củng cố để đưa ra những định hướng phù hợp cho nhân viên.
  • Hệ thống ranh giới: Những tuyên bố mang tính tiêu cực cho nhân viên biết những hành vi nào sẽ bị cấm.
  • Hệ thống kiểm soát dự báo (chẩn đoán): Hệ thống thông tin chính thức giúp giám sát kết quả của tổ chức.
  • Hệ thống kiểm soát tương tác: Các nhà quản lý hệ thống sử dụng để phản ứng lại với các quyết định của cấp dưới.

Để đảm bảo việc thực hiện chiến lược của doanh nghiệp là thành công, hãy sử dụng sức mạnh của sự xung đột khi thiết kế hệ thống kiểm soát quản trị.

2. Thiết kế các công việc mang tính chiến lược.

Cho dù chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có được xây dựng tốt đến đâu thì nó cũng không thể thành công nếu không có đội ngũ thực thi. Để giúp nhân viên đạt được sự thành công, điều cần thiết là phải thiết kế cho họ các công việc có tính chiến lược hay hướng đến chiến lược.

Thiết kế công việc (Job Design) là quá trình cấu trúc các thành phần của một công việc để nâng cao hiệu quả của tổ chức. Các yếu tố chung của nó bao gồm phân bổ nhiệm vụ, phát triển công việc, phản hồi và giao tiếp.

Thiết kế công việc là một phần quan trọng trong quá trình thực thi chiến lược. Nếu các cá nhân không có nguồn lực cần thiết và không chịu trách nhiệm đúng cách, họ sẽ không thể phát huy hết tiềm năng của mình.

Khi tiến hành thiết kế công việc, dưới đây là một số điểm doanh nghiệp cần lưu ý:
  • Nhân viên có những nguồn lực nào để hoàn thành công việc được giao của họ?
  • Doanh nghiệp hay nhà lãnh đạo sẽ sử dụng biện pháp nào để đánh giá hiệu suất của nhân viên?
  • Nhân viên phải tương tác với ai để đạt được mục tiêu của mình?
  • Họ có thể nhận được những sự hỗ trợ nào?

Bằng cách trả lời những câu hỏi này và đảm bảo chúng phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp, nhân viên có thể trực tiếp hỗ trợ các sáng kiến chiến lược chung của doanh nghiệp.

3. Truyền cảm hứng cho nhân viên.

Theo khảo sát của đơn vị tư vấn Gallup, các tổ chức có sự gắn kết với nhân viên mạnh mẽ sẽ có được lòng trung thành của khách hàng cao hơn 10% và lợi nhuận cao hơn 23%.

Doanh nghiệp có thể thu hút sự ủng hộ của nhân viên bằng cách truyền đạt các giá trị cốt lõi của tổ chức — mục đích của nó tác động đến những gì nhân viên nên làm và cách họ hành động.

Cái được gọi là giá trị cốt này có hai thuộc tính:

  • Cảm hứng: Chúng khiến nhân viên tự hào về nơi họ làm việc.
  • Hướng dẫn: Chúng đảm bảo nhân viên biết quyền lợi của ai cần được ưu tiên trước khi đưa ra những quyết định khó khăn.

4. Quản trị rủi ro.

Bước cuối cùng trong quy trình thực thi chiến lược là quản trị các rủi ro có thể ập đến bất cứ khi nào trong suốt quá trình thực hiện chiến lược.

Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, bất cứ doanh nghiệp nào ở trong bất cứ ngành nghề gì cũng đều có thể đối mặt với những rủi ro, dù đó là doanh nghiệp nhỏ hay các tập đoàn lớn.

Với tư cách là các nhà lãnh đạo, bạn cần biết cách thức và lý do những rủi ro này phát sinh cũng như cách để tránh và vượt qua chúng.

Quản trị rủi ro có nghĩa là doanh nghiệp triển khai một quy trình có tính hệ thống nhằm xác định, đánh giá và giảm thiểu các mối đe dọa hoặc sự bất ổn có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp hay tổ chức — hạn chế rủi ro là yếu tố quan trọng để đạt được thành công lâu dài.

Bằng cách hiểu rõ các lỗ hổng trong chiến lược của mình, doanh nghiệp có thể ngăn ngừa các thất bại do các sự kiện không lường trước được, bảo vệ tổ chức của mình khỏi những thách thức như sự cạnh tranh ngày càng gia tăng trên thị trường, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hay nhu cầu liên tục thay đổi từ phía khách hàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Meta ra mắt Edits và muốn thay thế CapCut của TikTok

20 Tháng Một, 2025
Meta vừa chính thức trình làng công cụ chỉnh sửa video mới Edits trong bối cảnh mạng xã hội TikTo…

Đọc nhiều

Top 10+ xu hướng Marketing sẽ thống trị trong năm 2025 (từ Kantar)

18 Tháng Một, 2025
Theo báo cáo từ Kantar Media (một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường,…