Skip to main content

10 dấu hiệu của một người Sếp tuyệt vời bạn nên học hỏi

28 Tháng Ba, 2021

Nếu bạn nhận thấy Sếp của mình có một hoặc nhiều những dấu hiệu này, thì đây chắc chắn là người lãnh đạo bạn không nên từ bỏ.

Getty Images

Một người Sếp hay một giám đốc điều hành là một người có tầm nhìn xa trông rộng với một bản ‘sơ yếu lý lịch’ ấn tượng.

‘Gót chân Asin’ của họ là sự tự tin thái quá hay đôi lúc là cả sự kiêu ngạo.

Sau đây là những dấu hiệu của các nhà lãnh đạo và quản lý mà nhân viên của họ thường ngưỡng mộ và nhiệt tình làm theo.

Advertisement

1. Họ không sợ sai.

Những nhà lãnh đạo khó tính và có lập trường không phải vì họ nghĩ rằng họ luôn đúng và sử dụng điều đó để thể hiện ‘sức ảnh hưởng’ của họ, mà là bởi vì họ không sợ sai.

Ngược lại những nhà lãnh đạo tự mãn và tự phụ, người luôn tuyên bố quan điểm cá nhân của chính mình và không quan tâm đến các ý kiến ​​hoặc quan điểm của người khác là một nhà lãnh đạo tồi, họ sẽ rất ít khi nhận được sự ủng hộ từ chính nhân viên hoặc đội nhóm của mình.

Thông thường, họ chỉ biết họ đúng – và họ cũng cần bạn biết điều đó. Loại hành vi này không biểu thị sự tự tin mà đó là dấu hiệu của một kẻ ‘bắt nạt trí tuệ’.

Điều này cũng trái ngược hoàn toàn với những nhà lãnh đạo giỏi, đối với họ, điều quan trọng nhất vẫn là tìm ra điều gì đúng nhất.

Advertisement

Họ cũng sẽ thường thừa nhận khi họ sai hay mắc lỗi.

2. Họ lắng nghe nhiều hơn là nói.

Các nhà lãnh đạo giỏi thực sự và đầy tự tin là người khiêm tốn, họ biết họ đang nghĩ gì và họ muốn biết bạn nghĩ gì.

Thực tế mà nói, những nhà lãnh đạo nên tạo ra không gian để cho nhân viên của mình tự do suy nghĩ và đó phải là một phần của những cuộc trò chuyện hiệu quả.

Họ đặt ra những câu hỏi đầy tính tò mò, và thậm chí là thách thức: cách một việc được hoàn thành, bạn (nhân viên) thích gì về nó, bạn học được gì từ nó và bạn cần gì để trở nên tốt hơn, năng suất hơn, hiệu quả hơn, v.v.

Advertisement

Những nhà lãnh đạo kiểu này thường muốn biết rất nhiều và luôn tìm mọi cách để biết nhiều hơn nữa. Và cách tốt nhất để làm điều đó chính là lắng nghe nhiều hơn.

3. Họ không màng danh vọng.

Những nhà lãnh đạo tốt họ không cần vinh quang hay tìm kiếm sự xác nhận từ một ai đó; họ luôn hiểu những gì họ đã đạt được và chưa được.

Họ tỏa sáng với người khác, sau đó dừng lại và ăn mừng thành tích cùng đồng đội, điều này giúp tăng cường lòng tin và sự tin tưởng của nhân viên của họ.

4. Họ không ngại yêu cầu sự giúp đỡ.

Những nhà lãnh đạo giỏi cảm thấy đủ an toàn để thừa nhận những điểm yếu của mình và họ cũng cảm thấy thoải mái khi yêu cầu sự giúp đỡ.

Advertisement

Bằng cách yêu cầu sự giúp đỡ, điều mà người khác có thể coi đó là điểm yếu, một nhà lãnh đạo thực sự biết rằng khi được giúp đỡ, họ sẽ dành cho người khác một cơ hội, một lời khen hay thậm chí là một phần thưởng xứng đáng nào đó.

5. Họ không ‘hạ bệ’ người khác.

Những nhà lãnh đạo này tránh xa những lời đàm tiếu, hoặc việc phải nói xấu người khác để khiến bản thân có vẻ tốt hơn.

Mối quan tâm duy nhất của họ là ngày mai họ phải trở thành một phiên bản tốt hơn ngày hôm qua.

6. Họ hiểu những sai lầm của riêng họ.

Những nhà lãnh đạo kiểu này thường tạo ra sự trung thực và chân thực, họ sẽ luôn thừa nhận sai lầm của họ và đôi khi không ngại khi bị nói xấu.

Advertisement

Trên thực tế, sự tự tin của họ thậm chí có thể cho phép họ trở thành nguồn gốc của những trò đùa của người khác, bởi vì họ biết rằng khi bạn chân thực và khiêm tốn, người khác sẽ không cười cợt bạn; họ mĩm cười với bạn.

7. Họ tìm kiếm sự khôn ngoan từ người khác.

Có một câu tục ngữ cổ ngụ ý nói rằng: Ở đâu không có sự hướng dẫn, người ta thường sa ngã, nhưng nếu ở đó có nhiều lời khuyên bảo thì nơi đó sẽ có nhiều người chiến thắng.

Những nhà lãnh đạo tốt luôn tìm kiếm lời khuyên hoặc ý kiến ​​đóng góp từ những người đáng tin cậy của họ để dạy họ, giúp họ đi đúng hướng hơn.

8. Họ tìm cách tạo dựng lòng tin với người khác.

Bất kỳ nhà lãnh đạo thực sự nào trước hết sẽ tạo dựng được niềm tin với nhân viên của họ.

Advertisement

Trên thực tế, người ta thấy rằng trong các tổ chức lành mạnh, các nhà lãnh đạo có tư tưởng phục vụ đều sẵn sàng trao niềm tin cho những người khác.

9. Họ làm cho nhân viên của họ cảm thấy giống như họ là những đối tác kinh doanh.

Khi bạn đã đầu tư vào các mối quan hệ thân thiết và xây dựng lòng tin theo thời gian, những nhà lãnh đạo này sẽ cho các thành viên trong nhóm của họ cảm thấy như họ đang đầu tư vào doanh nghiệp của mình.

Họ trao cho nhân viên quyền sở hữu và thu hút lực lượng lao động của họ theo cách kinh doanh.

Khi mọi người nắm quyền làm chủ công việc của họ – giống như họ là đối tác kinh doanh – thì sự hài lòng của nhân viên sẽ tăng vọt. Họ trở thành những tín đồ của sự trung thành.

Advertisement

10. Họ khen thưởng và ghi nhận những người chiến đấu bên cạnh họ.

Một nhà lãnh đạo giỏi không bao giờ đi một mình. Họ sẽ luôn ghi nhận những thành công là nỗ lực của cả đội nhóm.

Nhà lãnh đạo này hiểu bản chất của con người và sẽ ưu tiên công nhận mọi người vì họ đã làm việc chăm chỉ.

Thông thường, nhân viên sẽ sẵn sàng hơn để làm theo một nhà lãnh đạo hơn nếu nhà lãnh đạo đó không tìm kiếm vinh quang cho chính bản thân họ mà thay vào đó là xây dựng cho những người khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement