Skip to main content

Growth Mindset và Fixed Mindset là gì? Đâu là sự khác biệt?

23 Tháng Ba, 2022

Trong khi người có Growth Mindset luôn nỗ lực tiến về phía trước, người sở hữu Fixed Mindset lựa chọn sự ổn định và ngại thay đổi. Cùng tìm hiểu Growth Mindset và Fixed Mindset là gì trong bài viết này.

Growth Mindset và Fixed Mindset là gì? Đâu là sự khác biệt?
Growth Mindset và Fixed Mindset là gì? Đâu là sự khác biệt?

Trong một thế giới VUCA, khi mà mọi thứ dường như đang thay đổi quá nhanh, sở thích và hành vi của người tiêu dùng cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Để có thể nhanh chóng thích ứng với bối cảnh mới, doanh nghiệp cần những tư duy mới.

Liệu Growth Mindset (tư duy tăng trưởng) hay Fixed Mindset (tư duy cố định) mới là kiểu tư duy doanh nghiệp cần?

Bạn có thể xem chi tiết khái niệm Growth Mindset tại: Growth Mindset là gì hay Growth Hacking là gì.

Những quan điểm sai lầm về Growth Mindset và Fixed Mindset.

Có một quan niệm sai lầm phổ biến trong kinh doanh là bạn có sẵn những gì cần thiết để trở thành một doanh nhân hoặc là không, ngụ ý nó là yếu tố thuộc về thiên bẩm.

Tuy nhiên trên thực tế, các kỹ năng về kinh doanh có thể được học hỏi và củng cố giống như bất kỳ kỹ năng nào khác.

Giáo sư William Sahlman của Trường Kinh doanh Harvard (HBS) đặt ra câu hỏi “Liệu bạn có cần phải là một thiên tài về sáng tạo để thành công không?” hay “Bạn có cần phải trẻ hoặc bỏ học đại học, hoặc mạo hiểm mới có thể trở thành một doanh nhân không?

Và ông cũng trả lời “Tôi không nghĩ vậy.”

Ông nói tiếp: “Tất cả mọi người đều có thể tìm thấy những cơ hội, thu hút các nguồn lực cần thiết và xây dựng đội ngũ để mang đến những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của họ.”

“Tư duy này, tức quan điểm cho rằng khả năng và trí thông minh là những thứ có thể đạt được thông qua nỗ lực – được gọi là tư duy tăng trưởng hoặc tư duy phát triển (Growth Mindset) và nó là tài sản vô giá trong thế giới khởi nghiệp.”

Dưới đây là phần sơ lược về sự khác biệt giữa một Growth Mindser và Fixed Mindset, tại sao Growth Mindset lại cần thiết cho doanh nhân, cũng như cách bạn có thể đạt được và duy trì tư duy đó.

Sự khác biệt giữa Growth Mindset và Fixed Mindset là gì?

Một người nào đó có Growth Mindset tức là họ sẽ coi trí thông minh, khả năng và tài năng là những thứ có thể học hỏi được và cải thiện được thông qua sự nỗ lực.

Mặt khác, một người nào với Fixed Mindset sẽ xem những đặc điểm kể trên là ổn định và không thể thay đổi theo thời gian, họ nghĩ rằng “mọi thứ đã an bài”.

Hãy giả sử rằng bạn là một doanh nhân và bạn rất cần khả năng về tài chính để có thể quản lý và kiểm soát doanh nghiệp của mình.

Nếu bạn có một tư duy cố định, bạn có thể nghĩ rằng, “Tôi học toán rất kém nên dù có cố gắng đến mấy chắc cũng sẽ thất bại.”

Ngược lại nếu bạn sở hữu tư duy tăng trưởng, bạn có thể nghĩ rằng “Mặc dù trước đây tôi không giỏi toán, nhưng là vì lúc đó tôi chưa có động cơ chính đáng để học, bây giờ chỉ cần cố gắng ngày qua ngày, tôi sẽ sớm khá lên thôi.”

Khái niệm Growth Mindset và Fixed Mindset được nhà tâm lý học Carol Dweck đưa ra lần đầu trong cuốn sách năm 2006 mang tên The New Psychology of Success.

Theo Bà Dweck, những tình huống hay bối cảnh thử thách có thể là thảm họa đối với những người có tư duy cố định vì họ nghĩ rằng họ không thể vượt qua nó.

Khi bạn có tư duy tăng trưởng, bạn tin rằng bạn có thể có thêm được những kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết để thành công, những thách thức là những cơ hội.

Tại sao các doanh nhân cần Growth Mindset và hạn chế Fixed Mindset.

Mặc dù Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng có thể mang lại lợi ích cho bất kỳ ai, nhưng nó vô cùng quan trọng đối với các doanh nhân.

Dưới đây là cách mà Growth Mindset có thể mang lại giá trị cho bạn.

1. Growth Mindset cho phép bạn tham gia vào các lĩnh vực mới.

Khi bạn có tư duy tăng trưởng, quá khứ là những gì đã qua và chúng dường như không ảnh hưởng nhiều đến những thứ bạn có thể đạt được trong tương lai.

Tư duy này sẽ giúp bạn sớm trở thành một người có chuyên môn và kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nếu bạn muốn theo đuổi và sẵn sàng học hỏi.

Thay vì để “bạn của quá khứ” sẽ tiếp tục là “bạn của tương lai”, những người có Growth Mindset luôn tin rằng họ sẽ liên tục cải thiện bản thân và trở thành một phiên bản tốt hơn.

2. Growth Mindset thúc đẩy khả năng phục hồi.

Khả năng phục hồi hay khả năng vượt qua những bối cảnh khó khăn — rất quan trọng trong thế giới doanh nhân và đặc biệt là trong các công ty khởi nghiệp.

Khi những thách thức, thất bại và cả những sự nghi ngờ nảy sinh, khả năng tồn tại và hồi phục của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng kiên trì và học hỏi từ những tình huống khó khăn.

Trong khi những người có tư duy cố định xem sai lầm là thứ gì đó tồi tệ và vô nghĩa, những người có tư duy tăng trưởng lại suy nghĩ ngược lại, họ coi đó là điều bình thường và cần học hỏi được ít nhất là một thứ gì đó từ nó.

Một tư duy cố định có thể ngăn cản bạn học hỏi từ những sai lầm, trong khi một tư duy tăng trưởng có thể cho phép bạn coi sai lầm là cơ hội học hỏi.

3. Growth Mindset cho phép bạn liên tục thử nghiệm.

Nếu bạn có Growth Mindset, bạn liên tục thử nghiệm các ý tưởng mới, học hỏi từ các kết quả có được và không ngừng lặp lại quá trình này.

Một doanh nhân có Fixed Mindset có khả năng coi những phản hồi tiêu cực là dấu hiệu cho thấy họ không có khả năng tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ có giá trị.

Mặt khác, một doanh nhân có Growth Mindset lại sẵn sàng đón nhận những phản hồi tiêu cực hay những lời chỉ trích mang tính xây dựng và sử dụng chúng để cải thiện những gì họ cung cấp.

Với tư duy này, bạn coi những điểm yếu hiện có của sản phẩm là cơ hội để mang lại những thứ tốt hơn cho các nhóm đối tượng mục tiêu.

4. Growth Mindset giúp bạn luôn khiêm tốn.

Cuối cùng, Growth Mindset hay tư duy tăng trưởng nhắc nhở bạn rằng luôn có nhiều điều mới mà bạn không biết, những điều hay ho để học hỏi.

Bằng cách biết rằng bạn có thể cải thiện mọi thứ, bạn giữ cho mình một tâm thế cởi mở trong suốt hành trình kinh doanh của bản thân.

Khi thế giới đang thay đổi nhanh chóng và hành vi của người tiêu dùng cũng diễn ra theo cách tương tự, Growth Mindset là thứ giúp bạn nhanh chóng thích nghi với các bối cảnh mới và tạo ra sự bền vững cho doanh nghiệp.

Đừng bao giờ “thoải mái” với những gì bạn có!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …