Skip to main content

7 sức ép lớn mà các nhà lãnh đạo phải đối mặt và vượt qua (P2)

27 Tháng Tám, 2021

Trong nhiều thập kỷ trước, các giám đốc điều hành thường được đặc trưng với khả năng lãnh đạo theo kiểu ra lệnh và kiểm soát. Ngày nay, họ thường được khuyên phải nhanh nhẹn hơn, thích nghi tốt hơn và ít kiểm soát hơn.

7 sức ép lớn mà các nhà lãnh đạo phải đối mặt và vượt qua
Richard Drury/Getty Images

Trong nhiều nghiên cứu qua những năm gần đây, phong cách lãnh đạo kiểu ra lênh và kiểm soát đã không còn phù hợp. Thay vì nói với mọi người cần phải làm gì, các nhà lãnh đạo nên hỏi họ những câu hỏi mở để có thể biết rõ hơn về việc mình nên làm gì.

Thay vì bám sát chính xác vào các kế hoạch, họ nên điều chỉnh mục tiêu khi có các dữ liệu hay thông tin mới. Thay vì đánh giá bằng cảm tính, một nhà lãnh đạo nên dựa vào dữ liệu để đưa ra quyết định (data-driven decisions making).

Hãy gọi mô hình lãnh đạo kiểu cũ là truyền thống và mô hình mới đang nổi lên là hiện đại.

Advertisement

Một thách thức đặt ra là, trong thế giới mới này, hầu hết các giám đốc điều hành cần phải giỏi cả hai phong cách lãnh đạo đó mới có thể thành công.

Có nghĩa là, bất kỳ nhà lãnh đạo nào chỉ dựa vào quyền lực để quản lý cũng đều không thể tránh khỏi các thất bại; và ngược lại, nếu các nhà lãnh đạo dân chủ quá mức, thì cũng không thể điều hành doanh nghiệp một cách bền vững.

Trong các cuộc khảo sát và phỏng vấn với hàng trăm nhà lãnh đạo trên toàn thế giới, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 07 sức ép hay căng thẳng cốt lõi giữa hai phong cách lãnh đạo theo kiểu truyền thống và hiện đại.

Dưới đây là chi tiết về những sức ép, những rủi ro tiềm ẩn nếu các nhà lãnh đạo bỏ qua chúng và các chiến lược đối phó để cân bằng giữa cả hai cách tiếp cận.

Advertisement

Sức ép 4: Người nói vs Người nghe.

Phương pháp lãnh đạo theo kiểu truyền thống đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải nói cho người khác biết họ phải làm gì và làm như thế nào. Cách tiếp cận hiện đại coi trọng việc lắng nghe người khác một cách cẩn thận trước khi quyết định.

Nếu sức ép này không được quản lý một cách khôn ngoan, các nhà lãnh đạo có nguy cơ bỏ lỡ những thông tin quan trọng từ các thành viên trong các đội nhóm xung quanh họ.

Ngược lại, nếu một nhà lãnh đạo không đưa ra quan điểm của riêng họ sau khi lắng nghe, họ sẽ bỏ lỡ cơ hội được áp dụng các kiến thức quý giá của riêng mình.

Sức ép 5: Kẻ tích trữ vs Người chia sẻ sức mạnh.

Cách tiếp cận truyền thống cho rằng các nhà lãnh đạo phải lãnh đạo từ các cấp cao nhất, đưa ra quyết định và thực hiện các hành động một cách độc lập. Ngược lại, cách tiếp cận hiện đại lại coi trọng việc trao quyền cho người khác để đạt được các mục tiêu.

Advertisement

Nếu sức ép này không được quản lý một cách khôn ngoan, các nhà lãnh đạo có nguy cơ xa rời và loại bỏ những tài năng có triển vọng của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ cũng có thể làm suy yếu quyền lực của chính mình nếu họ chia sẻ quyền lực quá mức rộng rãi.

Sức ép 6: Người trực quan vs Nhà phân tích.

Các nhà lãnh đạo theo kiểu truyền thống cho rằng vì họ là nhà lãnh đạo nên họ có thể đưa ra mọi quyết định dựa trên yếu tố trực quan của riêng mình. Ngược lại, cách tiếp cận hiện đại nói rằng các nhà lãnh đạo nên đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Nếu sức ép này không được quản lý một cách khôn ngoan, các nhà lãnh đạo có nguy cơ phải đưa ra các quyết định dựa trên những kinh nghiệm vốn đã quá lỗi thời và thiên vị.

Hoặc, mặt khác, nếu họ quá phụ thuộc vào dữ liệu mà quên đi chính mình, họ có thể bỏ lỡ những hiểu biết có giá trị từ kinh nghiệm của chính họ trong quá khứ.

Advertisement

Bà Barbara Coppola, Giám đốc dữ liệu của IKEA từng có rất nhiều phát biểu ủng hộ tầm quan trọng của việc ra quyết định dựa trên dữ liệu và tiêu chuẩn hóa dữ liệu trên toàn cầu.

Bởi vì dữ liệu và một số chỉ số nhất định khác được chuẩn hóa giữa các khu vực, chúng có thể trở thành điểm tiêu chuẩn benchmarks so với tất cả các khu vực khác, cũng như trên phạm vi toàn cầu.

Chiến thuật tiêu chuẩn hóa điểm tiêu chuẩn đưa ra một bức tranh tổng thể mà từ đó các linh cảm trực quan về những sự đổi mới có thể được mở rộng hoặc được tận dụng bằng các thực nghiệm.

Sức ép 7: Người cầu toàn vs Kẻ tăng tốc.

Cách tiếp cận kiểu truyền thống khẳng định rằng các nhà lãnh đạo nên dành thời gian để cung cấp các sản phẩm khi chúng thực sự hoàn hảo.

Advertisement

Cách tiếp cận hiện đại kêu gọi các nhà lãnh đạo thừa nhận rằng việc làm điều gì đó nhanh chóng và thất bại nhanh chóng, thường quan trọng hơn là làm nó một cách hoàn hảo.

Nếu không được quản lý một cách khôn ngoan, các nhà lãnh đạo có nguy cơ trì hoãn việc đưa ra các sáng kiến hoặc chiến lược quan trọng do sự lo sợ về việc không hoàn hảo.

Ngược lại, việc đưa các sáng kiến mà không được xem xét và thử nghiệm một cách kỹ lưỡng cũng có thể dẫn đến các kết quả rất không như mong muốn.

Một lần nữa, sự hài hoà giữa truyền thống và hiện đại là đích đến của các nhà lãnh đạo !

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement