Skip to main content

Bạn không phải là nhà lãnh đạo cho đến khi bạn đối diện những thách thức này

23 Tháng Tư, 2021

Dưới đây là 05 thách thức mà mọi nhà lãnh đạo đều phải trải qua, tại sao chúng lại khó khăn đến vậy và tại sao chúng lại cần thiết để tạo ra công việc kinh doanh mơ ước của bạn.

nhà lãnh đạo

Không phải lúc nào mọi nhà lãnh đạo hay người chủ doanh nghiệp trên toàn cầu đều phải đối mặt với cùng một thách thức trong cùng một khoảng thời gian.

Mặc dù Covid-19 tấn công các doanh nghiệp khác nhau theo nhiều cách khác nhau – một số doanh nghiệp ở một số ngành hàng nhất định khó khăn hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp khác.

Advertisement

Dù có hay không có đại dịch này, việc các nhà lãnh đạo phải đối mặt với những trở ngại hay nỗi đau là điều không thể tránh khỏi, và đây cũng là lúc để họ thể hiện sứ mênh cao cả của mình, ‘chèo lái’ doanh nghiệp.

Dưới đây là 05 thách thức hay nỗi đau lớn nhất mà một nhà lãnh đạo sẽ phải chịu đựng và tìm cách vượt qua.

1. Nỗi đau bị từ chối ngày càng lớn.

Là con người, hay kể cả là động vật, đều có chung một xu hướng đó là tìm cách để ‘né tránh’ những nỗi đau hay phiền toái trong cuộc sống.

Chân lý này cũng được áp dụng trong kinh doanh. Trong kinh doanh, nỗi đau bị từ chối có thể đến từ nhiều hình thức khác nhau.

Advertisement

Bạn đã bao giờ bị ‘phớt lờ’ sau khi giới thiệu dự án cho một khách hàng tiềm năng lớn chưa? Bạn có bao giờ thực hiện một cuộc gọi bán hàng và được kết thúc bằng câu “không” lạnh lùng chưa?

Bạn cần thực sự sẵn sàng để mở ra cánh cửa khả năng, cơ hội để cải thiện và học hỏi từ những thất bại, và phát triển sự tự tin.

Xem xét lại lý do của những sự từ chối và hãy xem rằng đó là một phần ‘không thể thiếu’ của hoạt động kinh doanh.

Thay vì lo lắng về một khoản lỗ tiềm ẩn và để nó làm bạn bất an, hãy xem xét tất cả các giải pháp khác nhau để sẵn sàng vượt qua ở những lần từ chối tiếp theo.

Advertisement

2. Nỗi đau ngày càng tăng của những tình huống khó chịu.

Không giống như sự từ chối, bộ não của chúng ta thường hướng chúng ta ra khỏi những tình huống không thoải mái trong cả trong kinh doanh và cuộc sống.

Bộ não của chúng ta coi sự lo lắng hoặc căng thẳng là một mối nguy tiềm ẩn.

Khi chúng ta bước vào một tình huống mà chúng ta đang đối mặt với một mối nguy hay sự khó chịu nào đó, não bộ sẽ nghĩ ra ngay một câu chuyện để xác định sự khó chịu đó là xấu hay tiêu cực.

Theo nhà nghiên cứu Brené Brown, tâm trí của chúng ta không tính đến lợi ích của việc rơi vào những tình huống khó khăn.

Advertisement

Thay vì né tránh các tình huống khó khăn, hãy tạo ra các tiêu chuẩn và giá trị giúp bạn dễ dàng giải quyết chúng hơn khi chúng phát sinh.

3. Nỗi đau ngày càng lớn của những cuộc đàm thoại đầy khó khăn.

Nói đến những tình huống không thoải mái, những chủ doanh nghiệp hay nhà lãnh đạo có xu hướng né tránh sự khó chịu cũng chính là những người đã bỏ qua những cuộc đàm thoại quan trọng họ cần có.

Khả năng lãnh đạo luôn tồn tại với những cuộc đàm thoại hay thảo luận khó khăn.

Hãy nghĩ về nó từ góc độ của bậc làm cha mẹ. Nếu cha mẹ thường xuyên né tránh nói chuyện với con cái về những điều khó nói, thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ như thế nào? Chắn chắn là không thể trở nên tốt hơn được phải không?

Advertisement

Chúng sẽ bị tước đi cơ hội được học hỏi, phát triển và được hướng dẫn, cuối cùng là làm ‘mờ nhạt’ tiềm năng của chúng.

Đối với các mối quan hệ trong kinh doanh cũng vậy. Cho dù đó là một khách hàng đang vượt quá giới hạn của họ hay một thành viên trong đội nhóm không phát huy hết tiềm năng của họ, một nhà lãnh đạo cần đủ can đảm để thực hiện sứ mệnh của họ – lãnh đạo.

Thay vì để những thách thức lấn át, hãy sắp xếp thời gian để giải quyết nó và dẫn dắt một cách tích cực, tử tế và trung thực.

Khi các nhà lãnh đạo thành thạo những kỹ năng này, họ sẽ nâng cao tiềm năng lãnh đạo của mình lên một tầm cao mới!

Advertisement

4. Nỗi đau khi yêu cầu sự giúp đỡ.

Dictionary.com định nghĩa doanh nhân (entrepreneur) là người tổ chức và quản lý bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là một doanh nghiệp có những sáng kiến ​​và rủi ro đáng kể.

Theo nghĩa đen, họ là những người bắt đầu tự lập, những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Vậy đâu là dấu hiệu để phân biệt một doanh nhân với một nhà lãnh đạo? Sự khiêm tốn khi biết họ không thể đi một mình.

Nếu bạn thích kiểm soát và muốn tự mình làm mọi thứ.

Advertisement

Kết quả là bạn sẽ bị giới hạn về tiềm năng của mình về mặt tài chính, tình cảm và cả thời gian.

Mặc dù chúng ta có thể kinh doanh cho chính mình, nhưng chúng không có nghĩa là kinh doanh một mình.

Để mở rộng quy mô cả doanh nghiệp của bạn và tiềm năng của chính bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo, nó đòi hỏi bạn phải có đội nhóm.

Cho dù đó là việc tuyển một thành viên trong nhóm để giúp bạn thoát khỏi những công việc kinh doanh hàng ngày, tuyển một người cố vấn để chỉ cho bạn con đường đến những cấp độ tiếp theo của bạn hay thậm chí là nhờ một thành viên trong gia đình giúp đỡ bạn khi cần thiết, thì yêu cầu được giúp đỡ không phải là một dấu hiệu của sự yếu kém, đó là một dấu hiệu của sự trưởng thành.

Advertisement

5. Nỗi đau ngày càng tăng khi phải điều chỉnh lại cuộc sống của bạn.

Hầu hết các nhà lãnh đạo hay chủ doanh nghiệp đều ở trạng thái mở cửa với ý thức về khả năng của họ.

Một dấu hiệu chắc chắn của sự lãnh đạo là họ sẵn sàng bám rễ vào thực tế để tìm cách giải quyến một vấn đề nào đó. Một số câu hỏi hữu ích bạn có thể tự hỏi là:

Mục tiêu này sẽ dẫn đến tầm nhìn cá nhân hay doanh nghiệp của tôi?

Quyết định này có phù hợp với các giá trị của tôi không?

Advertisement

Mô hình kinh doanh hiện tại có hỗ trợ cho tầm nhìn dài hạn của tôi không?

Công việc tôi đang làm (và cách tôi đang làm) có phù hợp với tôi không hay cần phải thay đổi điều gì đó?

Sau đây là chia sẻ của môt doanh nhân về cách vượt qua nỗi đau này.

Tôi có một anh bạn (cũng là khách hàng của tôi) đến với tôi cách đây nhiều năm với công việc kinh doanh hiện tại đang rất thành công. Rất có lợi nhuận và văn hóa đội nhóm mạnh.

Advertisement

Khi tôi hỏi anh ấy tầm nhìn của anh ấy là gì cho cuộc sống của mình, anh ấy nói về việc được ở bên con cái nhiều hơn, lịch trình linh hoạt và có nhiều thời gian rãnh để viết sách.

Nhưng khi mở tài liệu và xem mô hình kinh doanh của anh ấy, anh ấy phải ‘chạy lòng vòng’ khắp đất nước để gặp gỡ khách hàng.

Lợi nhuận của công ty phụ thuộc vào thời gian cá nhân của anh ấy dành cho từng khách hàng và không có chiến lược nào được đưa ra để thay đổi điều đó cả.

Anh ta đang làm việc như thể công ty chỉ có một mình anh ta.

Advertisement

Chúng tôi đã ngồi xuống và thực hiện một sự điều chỉnh lại chuyên sâu hơn với mục tiêu là hướng anh ấy đạt được những mục tiêu trong cuộc sống, và sau đó tạo ra một lộ trình mới – bao gồm một mô hình kinh doanh mới – để đảm bảo rằng anh ấy sẽ đạt được điều đó.

Vài năm sau, mọi thứ có vẻ rất khác đối với anh ấy và cả công ty của anh ấy khi anh ấy đã có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và đã viết xong hai cuốn sách rất thành công.

Đó là cơ hội để anh ấy trở thành nhà lãnh đạo thực sự và điều đó cũng đã trở thành chất xúc tác cho sự phát triển của bản thân và công ty anh mãi về sau này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Hà Anh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement