Skip to main content

Các nhà lãnh đạo đang tập trung quá nhiều vào việc thay đổi chính sách hơn là tư duy

10 Tháng Một, 2022

Thay vì tập trung nhiều hơn vào tư duy để chuyển đổi doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo hiện đang đầu tư quá mức vào việc thay đổi chính sách.

Trong bối cảnh khi nền kinh tế đang thay đổi nhanh chóng khiến các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi và thích nghi. Một câu hỏi được không ít các nhà lãnh đạo đặt ra là “Tại sao việc chuyển đổi doanh nghiệp lại khó khăn đến thế?”.

Bên cạnh những lý do cố hữu như nỗi sợ hãi với những cái mới hay việc các nhà lãnh đạo thường quan tâm nhiều hơn đến các chính sách của doanh nghiệp thì một lý do khác cũng đang là rào cản của sự thay đổi: nhà lãnh đạo ít tập trung vào việc thay đổi tư duy.

Advertisement

Các nhà lãnh đạo hiển nhiên có thể thay đổi quy trình, chính sách, hay các yếu tố bên ngoài khác, nhưng cho đến khi họ thay đổi tư duy và cảm xúc của chính họ, thay đổi các điểm mù và nỗi sợ hãi bên trong nội bộ của doanh nghiệp, mọi sự chuyển đổi đều trở nên vô cùng khó khăn.

Loại chuyển đổi này nên bắt đầu từ chính bản thân các nhà lãnh đạo vì tính cách hay tư duy của họ thường là yếu tố chính hình thành nên khái niệm văn hoá của doanh nghiệp.

Theo một nghiên cứu của BCG, 85% các doanh nghiệp đã phải thực hiện chuyển đổi trong suốt thập kỷ qua. Và một nghiên cứu khác tương tự cũng chỉ ra rằng gần 75% những sự chuyển đổi đó không làm cải thiện được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dù là trong ngắn hạn hay dài hạn.

Một câu hỏi được đặt ra là, tại sao quá trình chuyển đổi này lại khó khăn đến thế khi chỉ một phần nhỏ doanh nghiệp có thể tạo ra những tác động tích cực đến hiệu suất kinh doanh của họ sau chuyển đổi.

Advertisement

Theo cách giải thích thông thường, những lý do được đưa ra là: nỗi sợ hãi và bất an vô hình của chính các nhà lãnh đạo và nhân viên của doanh nghiệp. Thêm vào đó là sự lo lắng khi phải đối mặt với sự thay đổi trong tương lai.

Tuy nhiên, một sự thật là hầu hết các tổ chức đang quan tâm quá nhiều đến chiến lược và quá trình thực hiện thay vì là những gì mà chính các nhà lãnh đạo và nhân viên của họ đang suy nghĩ và cảm nhận trước yêu cầu về sự chuyển đổi.

Sự phản kháng hay làm qua loa là điều khó có thể tránh khỏi, và đây là nguyên nhân khiến cho chiến lược chuyển đổi trở nên dần bị lệch hướng.

Thông thường, các hoạt động chuyển đổi về kinh doanh (business transformations) được xây dựng dựa trên các yếu tố như: cấu trúc kinh doanh mới, các chính sách mới, quy trình mới, cơ sở vật chất và công nghệ mới.

Advertisement

Một số doanh nghiệp khác cũng tập trung vào các hành vi – xác định các phương pháp thực hành mới, đào tạo các kỹ năng mới hoặc yêu cầu nhân viên đạt được những năng lực mới.

Tuy nhiên, điều mà hầu hết các tổ chức thường bỏ qua hay xem thường đó là sự thay đổi nội bộ – tức là những gì mà mọi người (bao gồm cả nhà lãnh đạo) nghĩ và cảm nhận – đây mới là chất xúc tác chính để đưa các chiến lược vào thực tiễn và đảm bảo nó thành công.

Bản chất của sự chuyển đổi một doanh nghiệp không phải là về việc thay đổi quy trình, thay đổi chính sách hay cập nhật các công nghệ mới, thay vào đó nó phụ thuộc mạnh mẽ vào suy nghĩ, tư duy hay cảm nhận của hầu hết các cá nhân – bắt đầu từ các nhà lãnh đạo cấp cao nhất hay những người có ảnh hưởng nhất trong tổ chức.

Theo nhiều phân tích khác nhau, có rất ít các nhà lãnh đạo đã dành đủ thời gian để quan sát và tìm hiểu động cơ chuyển đổi của chính họ, những thách thức họ có thể gặp phải hoặc cần vượt ra khỏi vùng thoải mái về mặt trí tuệ và cảm xúc của họ.

Advertisement

Kết quả của quá trình này chính là thứ mà các nhà tâm lý học (Lisa Lahey và Robert Kegan) gọi là “miễn nhiễm với sự thay đổi”.

Doanh nghiệp chỉ có thể chuyển đổi khi chính bản thân nhân viên, đặc biệt là các nhà lãnh đạo thay đổi tư duy và yếu tố cảm xúc của chính họ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghỉ ngơi và sự đổi mới là điều cần thiết để duy trì hiệu suất cao trong một doanh nghiệp.

Tuy nhiên trong thực tế, hầu hết các thành viên trong doanh nghiệp đều tỏ ra rất khó khăn khi phải thay đổi các hành vi của chính họ. Họ đánh đồng rằng làm việc liên tục và nhiều giờ liền mới là những dấu hiệu của hiệu suất cao, của sự thành công.

Việc dành ít thời gian làm việc hơn, tư duy nhiều hơn, sáng tạo và đổi mới nhiều hơn khiến họ cảm thấy mọi thứ dường như đang rất tệ hại, tức họ đang thụt lùi.

Advertisement

Mọi người mang tâm lý lo lắng rằng nếu họ dành thời gian để nghỉ ngơi và suy nghĩ, họ sẽ không hoàn thành công việc của mình và trên hết, họ sợ thất bại. Sau tất cả những điều này, họ dần quên đi khái niệm tư duy và đổi mới trong chính bản thân họ.

Để có thể làm rõ hơn vấn đề, các nhà nghiên cứu đã làm việc với các nhà lãnh đạo cấp cao của một công ty hàng tiêu dùng lớn gần đây đã bị đánh bật bởi các đối thủ cạnh tranh trực tuyến “nhỏ và nhanh nhạy” khác.

Doanh nghiệp này cơ bản đã nhận thức được vấn đề và bắt đầu xây dựng môt chiến lược kỹ thuật số toàn diện cho doanh nghiệp của mình để sẵn sàng chuyển đổi.

Nhưng khi các nhà nghiên cứu xem xét đến yếu tố tư duy của các thành viên trong các đội nhóm cụ thể, họ phát hiện ra rằng các nhân viên này “làm nhiều hơn là nghĩ”.

Advertisement

Họ làm đơn giản chỉ là vì đó là những công việc phải làm và họ cũng nhận thức rằng, khối lượng công việc luôn là ưu tiên hàng đầu.

Các nhà nghiên cứu tiếp tục phân tích cách các nhân viên và cả các nhà lãnh đạo sử dụng thời gian theo thứ tự ưu tiên của họ và cũng phát hiện ra rằng đa số nhân viên đều coi các công việc là quan trọng như nhau. Với họ, hoàn thành công việc là ưu tiên số 1.

Thay vì sử dụng khả năng tư duy phản biện để đánh giá các khả năng mới, mọi người thường có xu hướng hợp lý hoá các phương án hiện có và “tư duy đơn giản” trước các vấn đề mới ngay cả khi nó quan trọng.

Tất cả các nghiên cứu được thực hiện giải thích tại sao sự chuyển đổi hiệu quả nhất bắt đầu từ những gì đang diễn ra bên trong chính tư duy và suy nghĩ của mỗi người – đặc biệt là từ những nhà lãnh đạo cấp cao nhất trong tổ chức.

Advertisement

Khi cá nhà lãnh đạo bắt đầu thay đổi cách họ tư duy và cảm nhận về một thứ gì đó, họ có nhiều khả năng mô hình hóa chúng thành các hành vi mới và giao tiếp với người khác một cách chân thực và thuyết phục hơn.

Cuối cùng, sự chuyển đổi bên trong mỗi cá nhân đòi hỏi sự can đảm chấp nhận những cái mới, những rủi ro có thể xảy ra, hay vượt ra khỏi những vùng thoải mái vốn có.

Một chiến lược tuyệt vời vẫn là nền tảng của mọi sự chuyển đổi, nhưng việc chuyển đổi có thành công hay không lại bắt nguồn từ chính cách tư duy và cảm nhận của mọi người về những gì đang làm và hướng tới.

Mọi thứ phải được xây dựng thành văn hoá, văn hoá chủ động vượt qua các rào cản, văn hoá đổi mới và văn hoá hướng tới kết quả.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen |

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement