Skip to main content

Các nhà sáng lập doanh nghiệp nên nghĩ về chu kỳ cảm xúc của sự thay đổi

16 Tháng Hai, 2022

Tất cả các chủ doanh nghiệp hay doanh nhân đều cần phải quan tâm đến chu kỳ cảm xúc của sự thay đổi nếu muốn vươn tới thành công.

Các nhà sáng lập doanh nghiệp nên nghĩ về chu kỳ thay đổi của yếu tố cảm xúc

Cho dù bạn là ai, bất cứ khi nào bạn muốn đạt được một điều gì đó mới, bạn cần phải chấp nhận trải qua sự thay đổi. Cho dù đó là việc đạt điểm cao hơn trong lớp, hay cần vượt qua sự canh tranh từ phía đối thủ, tất cả đều buộc bạn phải thay đổi.

Tuy nhiên, thay đổi (dù cho là thay đổi điều gì, nhỏ hay lớn) là việc không mấy dễ dàng. Nhiều người trong chúng ta chỉ vì không thể “làm quen” được với sự thay đổi mà đành phải chấp nhận bỏ cuộc.

Advertisement

Khi nói về sự thay đổi, có rất nhiều lý do khác nhau khiến một ai đó thất bại khi thay đổi, nhưng một trong những lý do quan trọng nhất là vì họ không hiểu được chu kỳ cảm xúc của sự thay đổi (emotional cycle of change).

Khái niệm được đưa ra vào năm 1979 bởi các nhà tâm lý học Don Kelly và Darrell Connor, chu kỳ cảm xúc của sự thay đổi vạch ra cách các phản ứng cảm xúc khác nhau sẽ thay đổi khi bạn trải qua một trải nghiệm mới nào đó.

Bằng cách hiểu được chu kỳ thay đổi này của yếu tố cảm xúc, bạn sẽ có thể đoán được các hành trình cảm xúc của mình trước khi bắt tay vào một điều gì đó mới mẻ.

Dưới đây là 5 giai đoạn trong chu kỳ thay đổi của cảm xúc mà bạn có thể trải qua.

Advertisement

1. Lạc quan không hiểu biết.

Đây là giai đoạn hay chu kỳ thú vị nhất trong hành trình cảm xúc của bạn. Khi bắt tay vào một công việc kinh doanh mới, bạn thường hình dung ra tất cả những lợi ích và kết quả tốt đẹp mà bạn có thể đạt được.

Ở giai đoạn này, về cơ bản vì bạn mới bắt đầu, bạn vẫn chưa phải đối mặt với bất kỳ thất bại hoặc rào cản nào và vì vậy, tương lai với bạn là thứ gì đó rất tươi sáng.

2. Hình thành các tín hiệu bi quan.

Giai đoạn thứ hai là khi bạn bắt đầu nhận thức được những khó khăn sắp ập đến. Khi bạn bắt đầu cố gắng phát triển công việc hay doanh nghiệp của mình, mọi thứ bắt đầu nảy sinh. Ở giai đoạn này, hầu hết các doanh nhân sẽ đặt câu hỏi liệu những nỗ lực đó của họ có thể được đền đáp xứng đáng hay không.

3. Thung lũng của sự tuyệt vọng.

Giai đoạn thứ ba là khi bạn bước vào thung lũng của sự tuyệt vọng. Đây là nơi mà hầu như 99% doanh nhân sẽ bỏ cuộc. Việc duy trì các hoạt động kinh doanh của bạn bắt đầu khó khăn hơn, những kỳ vọng ban đầu của bạn vẫn chưa đạt được và tương lai là thứ gì đó khá mơ hồ.

Advertisement

Tại thời điểm này, phần lớn mọi người sẽ có xu hướng đặt ra các câu hỏi kiểu như tại sao họ lại cần cố gắng để vượt qua tình cảnh này. Họ nhớ về một cuộc sống dễ dàng và êm đẹp trước đây, trước khi họ theo đuổi hành trình mới.

Giai đoạn này khá thú vị vì nhiều doanh nhân sẽ chấp nhận bỏ cuộc và quay lại Giai đoạn 1: lạc quan không hiểu biết.

Một số người khác có thể tự hỏi: “Tôi vừa chọn sai ngành và nếu tôi chọn một ngành khác, tôi có thể nhận được một kết quả khác (tốt hơn)”, hay “Tôi vừa chọn sai người đồng sáng lập, nếu tôi tự mình khởi nghiệp trong lần sau, tôi sẽ nhận được một kết quả khác.”

Về cơ bản, khi bạn thử một cái gì đó mới và bạn nhận ra rằng nó khó hơn bạn nghĩ, bạn có xu hướng tự thuyết phục bản thân hay hợp lý hóa mọi thứ, và bạn cho rằng, mọi việc có thể tốt hơn nếu bạn chọn theo đuổi một con đường khác.

Advertisement

Cũng bởi vì chính điều này, thay vì theo đuổi tới cùng, mọi người chọn cách dừng lại để lại bắt đầu một hành trình mới, các tiềm năng tiềm ẩn của họ một lần nữa bị chôn vùi.

4. Lạc quan có hiểu biết.

Giai đoạn thứ tư của chu kỳ thay đổi cảm xúc là sự lạc quan có hiểu biết. Tới đây, vì bạn đã vượt qua được thung lũng của sự tuyệt vọng nên bạn thấy rằng khả năng thành công là hoàn toàn có thể.

Bạn bắt đầu thấy các thành quả lao động của mình được đền đáp và sự chăm chỉ của bạn đang dẫn bạn đến những kết quả tốt hơn.

5. Thành công.

Cuối cùng, bạn đạt đến thành công và viên mãn. Đây là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ cảm xúc và tại thời điểm này, sự chăm chỉ của bạn đã được đền đáp và bạn cũng đang có được những kết quả như mong muốn.

Advertisement

Các hành động hay nhiệm vụ mà trước đây bạn từng cho là rất tẻ nhạt và khó xử lý nay đã trở thành những thói quen bình thường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement