Leader: 3 mẹo nhỏ để quản lý nhân viên là Gen Z
Đối với hầu hết những người quản lý, việc quản lý các thành viên trong đội nhóm của họ chưa bao giờ là một điều dễ dàng.
Thế hệ trẻ sau này, các bạn rất Yolo, khả năng tập trung chú ý cực ngắn, thiếu kiên nhẫn, vì lớn lên trong môi trường dễ dàng hơn nên không quen chịu khó, chịu cực.
Tuy nhiên, thật ra nguyên tắc lãnh đạo dù nhân sự của mình là ai, bản thân cũng nên hỏi mình vài câu hỏi sau đây:
1. Bạn có ra luật và trao đổi trước cho team hiểu luật chơi không?
Tổ chức nào, tập thể nào, game nào cũng có luật tương ứng. Người dẫn dắt nhất thiết phải ra luật, phải chủ động truyền thông rõ ràng, giao tiếp minh bạch về nguyên tắc chung của tập thể cho mọi thành viên tham gia.
Trong rất nhiều trường hợp, tôi thấy các bạn làm quản lý tại Việt Nam kỹ năng giao tiếp với team khá kém. Muốn gì không nói rõ, không huấn luyện, mentor mà bắt người ta tự đọc ý nghĩ của mình thì ở dưới mạnh ai nấy cào, mỗi người một kiểu, vô cùng bừa bộn.
Vì vậy, nếu bạn là sếp thì nên set the rule – ra luật rõ ràng, thưởng phạt phân minh mới được. Ai chơi đúng luật thì theo. Ai phạm luật thì theo luật mà bị loại.
2. Tại sao người ta phải theo bạn?
Trong những thứ quyền lực thì quyền đến từ chức danh là tệ nhất. Người tài, người trẻ người ta thường không phục và không làm theo nếu bạn chưa làm gì hay có thành tích gì khiến cho người ta thán phục.
Do đó, ở vị trí sếp, bạn cần position – định vị giá trị của mình rất rõ ràng với team. Bạn có thể là người giỏi chuyên môn, là người được công ty trọng dụng vì thành tích đáng nể, là người truyền cảm hứng từ giá trị sống đáng ngưỡng mộ, là người luôn huấn luyện, coaching, mentor cho team mình ngày càng giỏi hơn, hạnh phúc hơn, hiệu quả hơn, vv.
Không ai tự nguyện theo ai vì chức danh cả, ngược lại còn giữ khoảng cách và chống đối khi thấy người có chức tước không logic, không make sense – có lý, không giỏi, không phải là người dẫn đường hay hướng dẫn.
3. Bạn là sếp công sở hay sếp sếp?
Tôi có nhiều nhân viên cũ, 10-15 năm sau vẫn đi tìm thăm sếp. Là con người, ai cũng có cuộc đời đi làm, cuộc đời riêng tư và cuộc đời xã hội.
3 mảnh ghép này kết nối sâu và ảnh hưởng lẫn nhau. Một ngày làm việc tồi tệ có thể bắt đầu từ nhà. Một chút emo có thể bắt đầu từ tuổi thơ.
Một màn drama có thể bắt nguồn tự nỗi đau quá khứ, vv. Do đó, muốn quản trị được con người phải hiểu con người. Muốn hiểu con người phải hiểu bản thân. Lòng vòng vậy đó.
Khi bản thân mình bạn lead còn không nổi thì bạn lead nổi ai? Khi cảm xúc của bản thân bạn còn không kềm chế được thì bạn phàn nàn sao mấy trò drama của tụi nhỏ?
Mình OK đã, rồi mới mở lòng ra yêu thương, dẫn dắt được người khác. Cho nên, sếp giỏi chưa bao giờ dừng lại tại chỗ làm….
Hỏi và trả lời được 3 câu hỏi này thì lãnh đạo ở đâu, với ai đều sẽ OK cả. Lãnh đạo, luôn là lãnh đạo chính mình rồi mới tới đám đông.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh | MarketingTrips
Tham khảo: Blog Nguyễn Phi Vân