Skip to main content

Những nhà lãnh đạo độc hại thường nói những điều này

19 Tháng Mười, 2021

Nhà lãnh đạo độc hại là một trong những vấn nạn và trở thành cụm từ phổ biến trong những năm trở lại đây. Hậu quả lớn nhất từ các nhà lãnh đạo này là làm suy yếu tinh thần của nhân viên, từ đó làm giảm hiệu suất của doanh nghiệp. 

nhà lãnh đạo độc hại
Getty Images

Hãy bắt đầu với một sự thật “khó hiểu”: Nhiều người đảm nhận vai trò quản lý được thăng chức lên các vị trí quản lý dựa trên kết quả công việc hoặc thâm niên của cá nhân thay vì khả năng của họ trong việc lãnh đạo, phụng sự, thu hút nhân tài và thúc đẩy họ đạt được hiệu suất cao nhất của bản thân.

Với sự thật đang diễn ra này, một thực tế đáng tiếc rằng có quá nhiều nhà quản lý không được trang bị kiến thức và kỹ năng để truyền cảm hứng và động viên nhân viên của họ – đặc biệt là bằng lời nói.

Ở những môi trường làm việc độc hại, các cụm từ hoặc từ ngữ thô tục được sử dụng để tấn công và làm suy yếu tinh thần của nhân viên, điều sẽ làm cho mức độ căng thẳng ngày càng tăng cao, tinh thần sa sút và năng suất thấp.

Dưới đây là 6 cụm từ mà các nhà lãnh đạo vĩ đại sẽ không bao giờ nói:

1. “Tôi không cần ý kiến ​​của bất kỳ ai khác. Đây là định hướng mà chúng ta phải đi.”

Bạn sẽ không bao giờ nghe thấy cụm từ đó đến từ những ông chủ tốt, những người đặt nhân viên hay đồng đội của họ lên hàng đầu. Họ tìm kiếm quan điểm từ nhiều góc độ.

Khi các tình huống khó khăn xảy ra, họ nói chuyện với nhiều người ở nhiều chức năng và phòng ban khác nhau – xem xét kỹ càng các cấp độ báo cáo để có được sự rõ ràng và xác định các đường lối hành động đúng đắn.

Khi họ đi đến một quyết định, đôi khi quyết định đó có thể không chính xác; nhưng nó luôn đúng vì họ đã tìm kiếm nhiều quan điểm và ý kiến ​​từ những người khác nhau.

2. “Tôi không chịu trách nhiệm về điều đó” – họ thường đổ lỗi cho người khác.

Các nhà lãnh đạo giỏi và nhiều lòng trắc ẩn thường có xu hướng chống lại việc đùn đẩy trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác để bảo vệ mình. Họ chấp nhận rằng họ không hoàn hảo và họ có thể mắc sai lầm. Vì vậy, khi họ mắc sai lầm, họ thừa nhận chúng.

Họ nhận ra rằng họ có trách nhiệm cả với những người khác bên dưới họ chứ không chỉ với những nhà lãnh đạo cao hơn. Khi các nhà lãnh đạo áp dụng kiểu lãnh đạo này, nhân viên của họ thường cảm thấy đủ an toàn để chấp nhận rủi ro, tự mắc sai lầm và đủ cởi mở để thừa nhận những sai lầm của bản thân.

3. “Tôi không cần phải được đào tạo mới có thể biết những thứ cần biết”.

Nhiều nhà lãnh đạo nghĩ rằng họ là trên hết, bao gồm cả nhu cầu của riêng họ để trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn.

Những người sếp tốt sẵn sàng học hỏi và vui vẻ chấp nhận vai trò của những người học hỏi liên tục trong các thành viên trong đội nhóm của họ. Các nhà lãnh đạo này biết rằng họ có nhiều điều để học và mỗi người đều có một điều gì đó đáng để họ học hỏi.

Sự thật là, các nhà lãnh đạo không phải lúc nào cũng biết điều gì là cần thiết và nên phải làm gì. Họ vẫn sẵn sàng lắng nghe trước khi đưa ra đề xuất. Họ đặt câu hỏi và chân thành quan tâm đến câu trả lời.

4. “Đó là lý do tại sao tôi tuyển bạn.”

Đúng là các doanh nghiệp hay nhà lãnh đạo tuyển những người thông minh và sáng tạo để làm những công việc phức tạp và khéo léo. Nhưng khi một nhân viên đến gặp bạn với mong muốn được hướng dẫn, các nhà lãnh đạo vĩ đại sẽ tận dụng cơ hội đó để huấn luyện và dẫn dắt họ đến những thành tích tốt hơn.

Theo một nghiên cứu, chưa đầy 1/2 số tổ chức được khảo sát xem việc thực hiện huấn luyện nhân viên như là một phần của quy trình quản lý hiệu suất của họ.

5. “Đó là tất cả những gì tôi muốn nói…”

Khi bạn nghe thấy cụm từ trống rỗng này từ người sếp của mình, bạn có thể hình dung rằng họ vừa gạt bỏ điều gì đó quan trọng hoặc đáng để được thảo luận hơn là dừng lại.

Những người sếp tốt sẵn sàng lôi kéo người khác vào những cuộc trò chuyện sâu hơn để khám phá các giải pháp, ý tưởng mới hoặc giải quyết các vấn đề cùng nhau.

Mặc dù cụm từ này cũng có thể là điều bạn nói với bạn bè của mình, nhưng trong bối cảnh chuyên nghiệp với tư cách là một nhà lãnh đạo, nó khiến người nghe cảm thấy là người nói đang muốn “chốt” ý kiến và dừng thảo luận.

6. “Tôi không thể làm điều này cho bạn”… vì vậy đừng nên hỏi lại những câu tương tự.

Nói một cách thắng thắn theo cách nghĩ của nhân viên thì điều này có nghĩa là “Tôi không quan tâm đến bạn.”

Với tư cách là một nhà lãnh đạo, việc sử dụng cụm từ “Tôi không thể… cho bạn” truyền tải rằng bạn đang không thể hiện hay đóng góp vai trò của chính mình để hoàn thành công việc vì lợi ích chung của mọi người.

Nó nói lên rằng bạn không muốn trao quyền cho các thành viên, hỗ trợ họ và làm cho họ trở nên tốt hơn qua thời gian.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các ứng dụng hẹn hò như Tinder và Bumble có lượng người dùng giảm 2 năm liên tiếp

27 Tháng Mười Hai, 2024
Tập đoàn Match Group, chủ sở hữu của hơn 40 ứng dụng hẹn hò và là công ty dẫn đầu thị trường tron…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …