Skip to main content

Những nhà lãnh đạo giỏi họ không làm 03 điều này

21 Tháng Một, 2021

Là một nhà lãnh đạo, làm thế nào để bạn luôn đi đúng hướng với hiệu suất ở mức cao nhất khi điều kiện không hoàn toàn lý tưởng?

Khi mọi thứ ổn định và bạn không phải đối mặt với khó khăn kinh tế cũng như căng thẳng về việc sa thải nhân viên hoặc xoay chuyển mô hình kinh doanh của mình để tồn tại, cuộc sống đối với một nhà lãnh đạo cơ bản là tốt, đơn giản và dễ đoán.

Tuy nhiên, trong một cuộc khủng hoảng, các nhà lãnh đạo giỏi đã dũng cảm vượt qua bằng cách dành thời gian nhiều hơn – luôn xuất hiện trên các ‘mặt trận’ trong những thời điểm không chắc chắn và thể hiện hết mình.

Advertisement

Thông qua các cuộc phỏng vấn, nghiên cứu và quan sát hàng trăm nhà lãnh đạo trong nhiều năm qua, dưới đây là điều mà họ không bao giờ làm:

Họ không bao giờ quá bận rộn để lắng nghe

Deb Muller, Giám đốc điều hành của HR Acuity, nhà cung cấp hàng đầu về công nghệ quản lý quan hệ nhân viên cho biết: Những nhà lãnh đạo là người biết lắng nghe sẽ thể hiện tính dễ bị tổn thương và chứng minh rằng họ là con người chứ không chỉ là Sếp.

Muller nói: “Những người nghe thực sự không ngại đưa ra những chủ đề hóc búa hay dẫn dắt các cuộc đối thoại.”

Muller chia sẻ rằng nhân viên ngày nay họ đang tìm kiếm sự minh bạch hai chiều, sự tin tưởng tại nơi làm việc mà họ cảm thấy an toàn và được đánh giá cao.

Advertisement

Việc chăm chú lắng nghe những thông điệp tức là bạn đánh giá cao sự đóng góp của nhân viên và quan tâm đến ý kiến ​​đóng góp của họ.

Điều này đặc biệt quan trọng khi đối mặt với sự bất ổn, vì nó gửi đi một thông điệp rằng công ty của bạn không chỉ quan tâm đến công việc của nhân viên mà còn quan tâm đến các yếu tố bên ngoài như mối quan tâm về sức khỏe, công việc ở nhà, học tập tại nhà, v.v. ảnh hưởng đến hạnh phúc của họ như thế nào.

Họ không bao giờ quá bận rộn để đầu tư vào chất lượng con người

Nếu bây giờ bạn nghĩ rằng mình đang đi trên những con đường đầy thử thách, thì Tom Feeney, chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Safelite AutoGlass, đã đảm nhận vai trò lãnh đạo của mình tại Safelite khi bắt đầu thời kì đại suy thoái.

Trong khi các đối thủ đang tuân theo các quy trình cắt giảm tiêu chuẩn, thì Feeney và đội ngũ lãnh đạo của ông đã thực hiện một cách tiếp cận thay thế khác.

Advertisement

Để đối phó với suy thoái kinh tế, họ đã tăng lương, khôi phục các khoản đóng góp và cải thiện phúc lợi cho nhân viên.

Feeney nói: “Chìa khóa để sống sót qua thời kỳ suy thoái kinh tế ít liên quan đến các cổ đông hoặc hiệu quả hoạt động mà còn liên quan nhiều hơn đến việc đặt con người của bạn lên hàng đầu”.

“Điều này có nghĩa là bạn thể hiện tính cam kết đó chứ không chỉ là lời hứa”

Nói một cách đơn giản, chiến lược của Feeney đã phát huy tác dụng. Safelite đã phát triển đối tác của mình từ 5.000 lên 16.000 chỉ trong 10 năm và tăng doanh số bán hàng lên 200% trong suốt chặng đường.

Advertisement

Feeney nói: “Hết lần này đến lần khác, tôi đã thấy sức mạnh của việc đầu tư vào con người, khi bạn chăm sóc nhân viên của mình, họ sẽ chăm sóc khách hàng của bạn”.

Họ không bao giờ quá bận rộn để yêu cầu phản hồi

Lynn Herrick, COO của công ty công nghệ sức khỏe kết nối GreatCall tin rằng một số ý kiến ​​đóng góp có giá trị nhất thường đến từ nhân viên.

“Các nhà lãnh đạo nên yêu cầu phản hồi từ những người giúp công ty của họ vận hành – tức là các nhân viên”.

Thừa nhận những thách thức mà họ đang phải đối mặt và dành thời gian để động viên, cảm ơn họ và thực sự lắng nghe những suy nghĩ và cảm xúc của họ trong những thời điểm ‘nhạy cảm’.

Advertisement

“Hãy cởi mở với sự phản hồi và cố gắng để kết nối ở cấp độ cá nhân một đối một”

Herrick giải thích rằng hơn bao giờ hết, các thành viên trong đội nhóm của bạn cần được khuyến khích và công nhận, và các nhà lãnh đạo nên dành thời gian trong ngày để cung cấp sự củng cố đó.

“Bằng cách tham gia các cuộc họp nhóm, bạn sẽ cảm nhận được những gì nhân viên của bạn đang nghĩ, cảm xúc hay lo lắng, và điều này mang lại cho bạn cơ hội để cung cấp những ý kiến phản hồi.

Là một nhà lãnh đạo, điều quan trọng là làm cho bản thân ‘dễ bị tổn thương’ và tiếp xúc với những điều mới thử thách như một cách để truyền cảm hứng cho người khác. “

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Starbucks chọn ‘địa phương hóa’ làm chiến lược phát triển bền vững

14 Tháng Mười Một, 2024
Cuối tháng 9, gã khổng lồ ngành F&B Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) ở…

Đọc nhiều

Tìm hiểu về Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha

15 Tháng Tám, 2021
Sự khác biệt lớn giữa các thế hệ (Generation) Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha đang…
Advertisement