Skip to main content

Tiếp nhận phản hồi từ khách hàng và bí quyết thành công của Elon Musk

13 Tháng Tám, 2021

Đây là một cách tuyệt vời để xây dựng lòng tin với khách hàng và giúp mọi người biết rằng, bạn luôn đứng về phía họ.

Photo: LinkedIn

Bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo xuất chúng? Hãy dám đến nơi mà những nhà lãnh đạo can đảm nhất đã sẵn sàng mạo hiểm chạm đến. Tìm kiếm những phản hồi trung thực, ngay cả khi phản hồi đó không phải là điều bạn muốn nghe.

Elon Musk, CEO của SpaceX và Tesla, được xem là một trong những nhà lãnh đạo ‘mẫu mực’ trong việc sử dụng vòng lặp phản hồi để khắc phục sự cố và cải thiện mọi thứ.

Trong một cuộc phỏng vấn cách đây vài năm, Musk nói:

Advertisement

“Tôi nghĩ rằng điều rất quan trọng là phải có một vòng lặp phản hồi, từ khách hàng và từ mọi phía, nơi bạn không ngừng suy nghĩ về những gì bạn đã làm và cách bạn có thể làm nó tốt hơn. Tôi nghĩ đó là lời khuyên tốt nhất duy nhất – hãy liên tục suy nghĩ về cách bạn có thể làm mọi thứ tốt hơn và không ngừng tự vấn chính bản thân mình.”

Trong các đội nhóm đáng tin cậy và văn hóa làm việc tích cực, phản hồi tiêu cực và mang tính xây dựng là những điều mà cả lãnh đạo và nhân viên đều không ngần ngại tiếp nhận.

Với mỗi lần như vậy, họ thường tự hỏi, liệu có đang có vấn đề gì hay không và họ có thể học hỏi được điều gì từ những phản hồi đó.

Vòng lặp phản hồi dành cho các nhà lãnh đạo.

Từ quan điểm lãnh đạo, vòng lặp phản hồi (feedback loop) chắc chắn là một phần trong quá trình phát triển của mọi nhà lãnh đạo.

Advertisement

Đây là cách bạn chiếm được cảm tình của mọi người bằng việc nuôi dưỡng văn hóa làm việc minh bạch, đưa ra và tiếp nhận phản hồi một cách nhất quán.

Mike Zani, Giám đốc điều hành tại Predictive Index cũng từng chia sẻ rằng:

“khả năng lãnh đạo thực sự đòi hỏi một số hành động can đảm nhất định – sẵn sàng tiếp nhận những mặt tiêu cực, mặt chưa hoàn thiện để làm tốt mình hơn từng ngày.

Khi làm như vậy, bạn sẽ tạo ra được một không gian an toàn để các đồng nghiệp của bạn có thể noi theo.”

Advertisement

Khi mọi người thấy rằng bạn đang nỗ lực cải thiện bản thân thông qua những phản hồi, họ sẽ có xu hướng đưa ra những ý định hoặc phản hồi tích cực hơn. Họ sẽ bắt đầu với bạn.

Ông Zani nói tiếp: “Với các đồng nghiệp, bạn phải mở lòng mình để xem xét kỹ lưỡng – thông qua đánh giá 360 độ, khảo sát mức độ gắn bó và các hình thức phản hồi khác.”

Cho dù bạn đang muốn cải thiện một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, phong cách quản lý, quy trình kinh doanh hay điều gì khác, thì động thái tốt nhất của bạn nên là tìm kiếm những phản hồi từ những người thông minh hơn bạn.

Hãy thể hiện mình là người khiêm tốn, tuyển những người sáng giá hơn bạn và thu hút những phản hồi nhất quán từ mọi phía để cải thiện bản thân và doanh nghiệp.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement