Skip to main content

Những tính cách của một Marketer chuyên nghiệp

16 Tháng Ba, 2020

“Một Marketer chuyên nghiệp cần phải chăm chỉ làm việc, học tập để bắt đầu sự nghiệp của bản thân. Vì chăm chỉ chưa chắc đã thành công, nhưng ngay cả chăm chỉ còn không làm được, ắt hẳn cầm chắc thất bại.”

marketer

The Professionals là chuyên mục do ông Thann Auttanukune dẫn dắt và được sản xuất, truyền thông bởi Brands Vietnam phối hợp cùng Rice.

Sáu bài đầu tiên trong chuyên mục là những quan điểm của Thann về sự chuyên nghiệp trong Marketing.

Advertisement

Từ số 7 trở đi, chuyên mục thay đổi diện mạo bằng bài viết và video phỏng vấn các chuyên gia trong ngành Marketing để lắng nghe những câu chuyện của họ về trải nghiệm, cách làm việc hay tư duy đúng của người làm Marketing chuyên nghiệp.

* Ông có thể giới thiệu đôi chút về bản thân và công việc hiện tại?

Tôi là Rakesh, Giám đốc điều hành tại Havas Media, là một communication agency, thực hiện các chiến dịch quảng cáo truyền thông toàn diện cho thương hiệu.

Khi mới mở tại Việt Nam, chúng tôi chỉ là media agency (đơn vị hoạch định và đặt mua truyền thông).

Advertisement

Còn hiện nay theo định hướng toàn cầu, chúng tôi hoạt động theo mô hình “Làng Havas”, trong đó nhóm Media do tôi dẫn dắt sẽ phối hợp với các nhóm khác bao gồm team Sáng tạo (creative), Nội dung (content) và Sản xuất (production).

Trong một chiến dịch truyền thông, nhu cầu của các khách hàng ngày nay mong muốn làm việc với càng ít agency càng tốt. Điều này đòi hỏi các agency phải có năng lực quản lý nhiều khía cạnh khác nhau của truyền thông.

Mô hình “Làng Havas” cho phép chúng tôi mang lại cho khách hàng giải pháp truyền thông tích hợp và toàn diện.

* Đã tiếp xúc với khá nhiều chuyên gia trong ngành, ông cảm thấy ấn tượng với những tính cách nào ở một marketer chuyên nghiệp?

Advertisement

Trải qua 20 năm làm việc trong ngành, tôi thực sự đã gặp rất nhiều marketer chuyên nghiệp, có những tích cách mà chúng ta nên học hỏi.

Thứ nhất, họ áp dụng kinh nghiệm tích luỹ vào công việc, và đặc biệt, tôn trọng kinh nghiệm cũng như kiến thức của người khác.

Thông thường thì người càng có nhiều kinh nghiệm, càng có xu hướng muốn người khác làm theo ý họ. Nhưng người chuyên nghiệp không làm điều đó, mà sẽ cố gắng học hỏi và tận dụng kinh nghiệm bổ ích từ mọi người xung quanh.

Thứ hai, luôn học hỏi và trau dồi kiến thức từ môi trường làm việc. Người chuyên nghiệp hiểu rằng chúng ta đang sống trong một thế giới có đến 70-80% là những điều chưa được giải đáp, nếu như không học hỏi hàng ngày, thì đồng nghĩa với việc đang đi lùi.

Advertisement

Thứ ba, họ là những người biết lắng nghe. Trong một cuộc họp, đó sẽ là những người lắng nghe ý kiến mọi người trước khi đưa ra ý kiến của mình và cố gắng không áp đặt quan điểm.

Thứ tư, có tư duy cởi mở, không bị chi phối bởi những tư tưởng lỗi thời chính là điều quan trọng nhất.

Nếu ai đó có được những tính cách này, tôi có thể chắc chắn đó là những marketer chuyên nghiệp.

* Ông có thể chia sẻ một số hiểu lầm thường gặp về “nghề Media”?

Advertisement

Khi nói về “media” hay “media planning”, có lầm tưởng rằng người làm truyền thông chỉ đơn giản là đặt mua quảng cáo ở đâu với giá như thế nào. Tôi tin là nghề media mang nhiều trọng trách hơn thế.

Nghề media đòi hỏi người làm phải có kiến thức toàn diện không chỉ về các kênh truyền thông, mà còn phải hiểu thương hiệuhiểu hành vi của người tiêu dùngbối cảnh và xu hướng thị trường, cũng như hoạt động của đối thủ cạnh tranh.

Thấu hiểu được tất cả những yếu tố trên mới giúp cho người làm truyền thông hoạch định hiệu quả khoản đầu tư media và mang lại ROI cho khách hàng.

* Ông có thể chia sẻ một ví dụ về cách làm việc của một marketer chuyên nghiệp với đối tác như agency hay client?

Advertisement

Một trong những may mắn của tôi đó là có cơ hội hợp tác chung với những marketer, chuyên gia trong ngành hiểu được giá trị của lĩnh vực media.

Họ là những người cởi mở và luôn sát cánh với chúng tôi trong suốt quá trình hoạch định. Họ đối xử với agency nói chung như đối tác chiến lược, chứ không phải nhà cung cấp.

Đã qua rồi cái thời mà khách hàng chỉ chia sẻ với agency những mục tiêu về truyền thông hay nhận biết thương hiệu.

Khi coi agency là đối tác, các marketer chuyên nghiệp sẽ chia sẻ nhiều hơn, những thảo luận sẽ có thể liên quan đến làm sao để tăng thị phần, tăng doanh số… rồi từ đó cùng nhau hoạch định. Khi đó các bên mới thấy được giá trị và tầm quan trọng của dự án.

Advertisement

Marketer chuyên nghiệp sẽ đóng vai trò cầu nối chia sẻ thông tin về người tiêu dùng, dữ liệu thị trường cho agency. Trong ngành Marketing, thực sự quan trọng khi cả agency và client nắm rõ thông tin và dữ liệu của nhau khi thực hiện dự án.

Tuy nhiên, cần phải đảm bảo thông tin, dữ liệu trao đổi giữa hai bên bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích công việc. Hơn nữa trong bối cảnh ngày nay, dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng giúp cải thiện kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Cách làm việc của một marketer chuyên nghiệp còn thể hiện ở việc đặt câu hỏi cho đối tác. Trong thế giới này, không ai biết hết mọi thứ và mỗi người chỉ giỏi ở một số lĩnh vực nhất định.

Vì vậy, phải cởi mở đặt câu hỏi cho đối tác về những thắc mắc, hay muốn làm rõ một số thông tin dự án để không biến những sự mơ hồ thành nguy cơ của vấn đề. Đôi khi sự “ngờ ngệch khôn ngoan” có thể giúp bạn gặt hái được nhiều điều bổ ích cho công việc.

Advertisement

* Có nhiều bạn Trợ lý Nhãn hàng (Assistant Brand Manager) còn quá non trẻ để ra những quyết định quan trọng, nhưng họ cần phải làm việc trực tiếp với nhiều đối tác media và xây dựng thương hiệu. Vậy ông có thể chia sẻ một vài lời khuyên để họ làm việc với đối tác hiệu quả hơn?

Tôi tin rằng trong toàn bộ hệ sinh thái và chuỗi giá trị công việc, mỗi người đều là một mắt xích quan trọng. Khoảnh khắc nhận ra được điều này, chắc hẳn bất kỳ ai cũng sẽ cống hiến hết khả năng để mang lại giá trị cho công việc và tổ chức.

Do đó, hai lời khuyên của tôi dành cho ABM hay những người thường làm việc với các agency đó là:

Đầu tiên, cho dù bạn có phải đưa ra quyết định gì hay không, cũng cần phải hiểu được giá trị bản thân trong toàn bộ chuỗi công việc.

Advertisement

Tiếp theo, hãy làm tốt công việc mình được giao phó, hoặc nên làm nhiều hơn thế. Hiểu rõ những điều bạn đang làm thực sự quan trọng và cố gắng giúp cấp trên đưa ra một quyết định sáng suốt nhất.

Có một câu nói “chăm chỉ chưa chắc đã thành công, nhưng ngay cả sự chăm chỉ còn không làm được, ắt hẳn cầm chắc thất bại”.

Trong bất kỳ ngành nghề nào, thái độ chính là yếu tố quyết định cho sự thành công của một người trong tương lai. Marketer trẻ nên có thái độ đúng đắn về marketing, về công việc mình đang làm và những giá trị do mình tạo ra để ưu tiên hiệu quả công việc.

Không những thế, marketer cần hiểu đạo lýtôn trọng đồng nghiệpnỗ lực học hỏi từ tiền bối sẽ giúp công việc diễn ra hiệu quả hơn.

Advertisement

Đặc biệt, marketer chưa cần chuyên nghiệp ngay lập tức, nhưng hãy cần cùchăm chỉ lao động trước tiên. Có một câu nói “chăm chỉ chưa chắc đã thành công, nhưng ngay cả sự chăm chỉ còn không làm được, ắt hẳn cầm chắc thất bại”.

Do đó, để bổ sung vào những lỗ hổng còn thiếu về chuyên môn hay kinh nghiệm, marketer nên rèn mình trong việc học tập, làm việc để tạo nền móng vững chắc.

* Văn hoá châu Á sẽ thường chỉ trích người khác khi họ gây ra lỗi, đây là điều thường gây ra mâu thuẫn, bất đồng quan điểm khi làm việc. Vậy theo ông, một người chuyên nghiệp sẽ giải quyết điều này như thế nào, đặc biệt trong marketing?

Xảy ra mâu thuẫn hay bất đồng quan điểm chính là những dấu hiệu của sự vận động và phát triển.

Advertisement

Trong những năm làm nghề của mình, thực sự tôi đã chứng kiến rất nhiều mâu thuẫn và bất đồng quan điểm xảy ra giữa các team, nhưng cách mà người chuyên nghiệp giải quyết đó là: cùng nhau thảo luận để tìm ra vấn đề.

Bất kỳ mâu thuẫn nào cũng có thể giải quyết thông qua đối thoại trực tiếp, dựa trên thái độ dĩ hoà vi quý. Ngồi lại với nhau, thư giãn, suy nghĩ thấu đáo để đưa ra giải pháp hiệu quả chứ không chăm chăm vào việc chỉ trích, khiến vấn đề đi xa hơn.

Đương nhiên khiển trách sẽ giúp người gây ra lỗi nhận thức được cái sai, nhưng không khiến họ cảm thấy xấu hổ hay nhụt chí.

Điều này còn phụ thuộc vào những người làm cùng team phải nắm được nguyên tắc “vấn đề là để giải quyết, chứ không phải để nhân đôi”.

Advertisement

Đó là lý do tại sao một tập thể vững mạnh sẽ bao gồm những cộng sự phối hợp ăn ý và coi việc “giải quyết vấn đề, sửa chữa lỗi lầm” là điều dĩ nhiên trong công việc chứ không sợ sệt mà trốn tránh.

Tóm lại, một người chuyên nghiệp sẽ hiểu được chỉ khi giải quyết được mâu thuẫn và tìm ra cách tối ưu nhất, chúng ta mới có đủ khả năng đem lại giá trị cho dự án mà mình đang đảm nhiệm.

* Theo ông, trong tương lai, những tính cách nào mà một người làm marketing chuyên nghiệp cần phải có?

Khi làm việc trong ngành được xem là sôi động nhất nhì, marketer cần nhanh nhạy nắm bắt kiến thức và trào lưu mới. Để làm được điều đó, cần phải giữ tư duy cởi mở để đón nhận những điều mới, ngay cả thử thách. Trong đó, công nghệ có lẽ là yếu tố mới quan trọng nhất giúp định hình tương lai.

Advertisement

Vì trong tương lai, công nghệ có thể định hướng cho toàn ngành, không chỉ marketing, mà tất cả các ngành và lĩnh vực khác. Việc nhận thức rõ vai trò của công nghệ đến công việc có thể tạo ra sự khác biệt cho chính sự nghiệp, thậm chí tác động đến toàn bộ ngành hàng.

* Cảm ơn Ông về những chia sẻ trên!

Hà Anh – MarketingTrips

Theo BrandsVietnam

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Starbucks chọn ‘địa phương hóa’ làm chiến lược phát triển bền vững

14 Tháng Mười Một, 2024
Cuối tháng 9, gã khổng lồ ngành F&B Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) ở…

Đọc nhiều

Tìm hiểu về Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha

15 Tháng Tám, 2021
Sự khác biệt lớn giữa các thế hệ (Generation) Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha đang…
Advertisement