Skip to main content

Richard Branson: Chấp nhận thử thách thay vì bỏ lỡ chúng trong nối tiếc

5 Tháng Tư, 2020

Từ một cậu thiếu niên phải nghỉ học, Richard Branson đã trở thành tỷ phú như thế nào?

Sir Richard Charles Nicholas Branson (sinh ngày 18 tháng 7 năm 1950)  một ông trùm kinh doanh, nhà đầu tư, và nhà từ thiện người Anh. Ông được biết đến như  người sáng lập của Virgin Group, bao gồm hơn 400 công ty. … Ở tuổi mười sáu liên doanh kinh doanh đầu tiên của ông  một tạp chí có tên Student.

Khi còn là một thiếu niên phải nghỉ học vì mắc chứng khó đọc, Richard Branson không bao giờ tưởng tượng được có ngày ông sẽ trở thành tỷ phú như hiện nay.

“Tôi được xem là người ngu ngốc nhất ở trường,” tỷ phú Richard Branson – nhà sáng lập kiêm CEO của Virgin Group chia sẻ với CNNMoney. “Suy nghĩ trở thành tỷ phú chưa từng một lần nở rộ trong tôi cả”.

Khi còn là một sinh viên, Branson phải vật lộn với chứng bệnh khó đọc. Ông đã từng có khoảng thời gian rất khó khăn để theo kịp với các lớp học của mình. Tuy nhiên, những gì từng được xem là điểm yếu nay lại trở thành một nguồn sức mạnh cho Branson.

“Điều thú vị về những người mắc chứng khó đọc là họ thường có thể nổi trội với những thứ họ yêu thích và có niềm đam mê,” vị tỷ phú nói. “Và, tôi có một niềm đam mê cho khá nhiều thứ.”

Và, ông đã biến những đam mê của mình thành một đế chế kinh doanh rộng khắp. Dĩ nhiên, ông cũng đã phải chịu rất nhiều rủi ro trên đường đi.

Công việc kinh doanh đầu tiên của Branson là thành lập và điều hành một tạp chí dành cho người trẻ với tên gọi Student vào năm 16 tuổi. Điểm thú vị là ông chỉ thành lập tờ Student sau khi đã bỏ học vì chứng khó đọc. Sau đó, ông đã dành thời gian để giao thiệp với mọi người trên khắp thế giới và tìm hiểu về những gì đang xảy ra.

“Tôi cảm thấy rằng tôi có thể được nhiều người biết đến và đủ khả năng tạo ra những thứ sẽ mang lại sự khác biệt trên thế giới”, ông nói.

Để duy trì tạp chí, Branson bắt đầu bán dĩa nhạc qua thư. Sau một thời gian thì cuối cùng tạp chí Student cũng đi đến thất bại. Tuy nhiên, công việc bán dĩa nhạc qua thư lại rất phát đạt và mô hình kinh doanh này còn phát triển thành cả hãng thu âm Virgin Records. Branson đã thành lập hãng thu âm này để cho ra mắt album đầu tay Tubular Bells của ca sĩ Mike Oldfield.

“Tôi đã đi đến bảy công ty thu âm mà không ai trong số họ chịu hợp tác cho ra mắt album Tubular Bells cả. Vì vậy, tôi đã tự thành lập một công ty thu âm cho riêng mình”, Branson nhớ lại. Rủi ro đã được tưởng thưởng xứng đáng khi album này bán được hàng triệu bản.

Sau Oldfield, Branson tiếp tục ký hợp đồng thu âm với những ban nhạc “mà chẳng ai muốn ký” cả, bao gồm The Rolling Stones, Sex Pistols và Janet Jackson. Sau thành công của Virgin Records, Branson bắt đầu thừa thắng xông lên và mở rộng công việc kinh doanh sang nhiều lĩnh vực mới.

Vào năm 1984, sau hơn một thập kỷ làm việc trong ngành âm nhạc, Branson thành lập hãng hàng không Virgin Atlantic. “Không ai nghĩ chúng tôi sẽ sống sót”, Branson kể lại. Tuy nhiên, Virgin Atlantic đã chiếm được cảm tình của khách hàng.

“Giữa một thị trường mà các hãng bay khác khiến cho hành khách phải khó chịu, chúng tôi đã tạo ra một hãng hàng không mà mọi người đều yêu thích”, vị tỷ phú nói. “Mọi người đã thay đổi thói quen trước giờ và lựa chọn chúng tôi”.

Trong nhiều năm, hãng hàng không của Branson đã liên tục mở rộng quy mô trên toàn cầu, thành lập thêm Virgin America và Virgin Australia. Và, với Virgin Galactic, Branson đang nhắm đến cả mục tiêu du hành vũ trụ. Vị tỷ phú 67 tuổi không muốn bị bỏ lại quá xa bởi CEO của SpaceX – Elon Musk – người cũng đang ôm ấp giấc mơ bay vào vũ trụ.

Như bao doanh nhân khác, thành công của Branson cũng phải trả giá bằng không ít thất bại. Năm 1994, Virgin đã cho ra mắt trước công chúng sản phẩm Virgin Cola. Tuy nhiên, nằm ngoài dự tính của Branson, sản phẩm này đã thất bại thảm hại.

Trong một bài viết đăng trên blog cá nhân hồi năm 2014, vị tỷ phú đã chia sẻ: “Tuyên bố một cuộc chiến tranh nước giải khát với sản phẩm cola thực sự là điều điên rồ”. Tôi cho rằng quyết định kinh doanh cola là một trong những sai lầm lớn nhất của chúng tôi từ trước đến nay”.

Tuy nhiên, với Richard Branson, thất bại là chuyện hết sức bình thường.

“Thất bại là một cách tuyệt vời để bạn có cơ hội học hỏi. Với tư cách là một doanh nhân, nếu bạn không chịu chấp nhận rủi ro, bạn sẽ không thể đạt được bất cứ thứ gì… Đôi khi, tôi cũng phải lãnh trái đắng vì các quyết định của mình”.

Với Richard Branson, thà là ông chấp nhận thử một thứ gì đó còn hơn là bỏ lỡ chúng. “Nếu bạn thử một điều gì đó mà mọi chuyện diễn ra không được suôn sẻ, thì điều đó không có nghĩa là bạn đã thất bại. Bạn chỉ học được một bài học mà thôi”.

Hà Anh | MarketingTrips

Theo DNSG

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Funding Societies của Singapore vừa huy động được 25 triệu USD

22 Tháng Mười Hai, 2024
Funding Societies, công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính (fintech) ở Singapore, vừa huy động…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …