Skip to main content

6 điều bạn tuyệt đối không nên chia sẻ với đồng nghiệp, dù thân thiết đến mấy

15 Tháng Mười Một, 2020

Môi trường công sở trẻ trung, cởi mở, thân thiện và thoải mái khiến bạn cảm thấy đồng nghiệp giống như người thân, là nơi bạn có thể trút mọi tâm tư muộn phiền. Thực tế, để sóng yên biển lặng thì không phải chuyện gì cũng có thể cởi lòng cởi dạ, bạn cần học cách giữ im lặng một số vấn đề.

Bí quyết giao tiếp công sở chỉ nằm gói gọn trong 4 chữ “biết giữ bí mật”. Có thể, bạn và đồng nghiệp – những người cùng nhau làm việc, trò chuyện hơn 8 tiếng một ngày, thân thiết như thể ruột thịt. Nhưng đừng vì thế mà chuyện gì cũng kể ra hết.

Có những điều tưởng chừng không quan trọng, người nói vô tư nhưng chưa chắc người nghe vô tâm đâu. Vì thế, hãy hạn chế chia sẻ những vấn đề sau nếu không muốn mất đi những người bạn đồng nghiệp thân thiết của mình nhé!

1. Mức lương thưởng

Bất kể bạn thân thiết với bạn bè, đồng nghiệp đến mức nào thì cũng không nên chia sẻ thông tin về tiền lương của bạn. Điều này có thể dẫn đến những so sánh, đố kị và rắc rối không cần thiết. Ngoài ra, việc tiết lộ thông tin về tiền lương, thu nhập cũng cho thấy bạn không có khả năng giữ bí mật những chuyện lớn hơn.

2. Các vấn đề về sức khỏe

Hãy giữ vấn đề sức khỏe là của riêng bạn bởi việc chia sẻ những thông tin này có thể sẽ khiến bạn gặp phải những điều tế nhị không thể lường hết được. Ngoài ra, nếu thông tin này tới tai lãnh đạo, bạn có thể sẽ trở thành một người làm thuê đắt mà chứa đựng sự rủi ro cao.

3. Phàn nàn về công việc

Việc bạn phàn nàn về khối lượng công việc, mức độ căng thẳng mà mình phải đối mặt… sẽ không thể giúp bạn giải quyết được vấn đề. Điều này sẽ khiến bạn trở thành người bi quan, hay than vãn… trong mắt đồng nghiệp. Tồi tệ hơn, nếu sếp bạn biết được sẽ cho rằng bạn không thích làm công việc này, từ đó có thể bạn sẽ bị thay thế.

4. Chuyện riêng tư

Hãy kín đáo chuyện riêng tư nhé, nhất là những thông tin có liên quan đến điểm yếu bởi bạn sẽ không thể chắc chắn người khác không sử dụng thông tin này để chống lại bạn hay không. Một số người có tâm địa không tốt có thể đem những chuyện đó đi kể với mọi người, thậm chí còn xuyên tạc không đúng sự thật. Khi ấy bất lợi thuộc về bạn.

5. Nói xấu đồng nghiệp

Nếu bạn không đồng ý với lối sống, khả năng chuyên môn của đồng nghiệp thì hãy trao đổi trực tiếp với người đó, không nên nói xấu với người khác. Việc nói xấu người khác cũng chính là bạn đang hạ thấp chính mình.

Ngoài ra, khi bạn nói xấu đồng nghiệp, rất có thể lời nói đó sẽ đến được tai người đó và làm cho mối quan hệ của hai người thêm căng thẳng. Không ai muốn xảy ra tranh cãi tại nơi làm việc cả, và sếp của bạn cũng vậy.

6. Lấy gốc gác của người khác để làm trò tiêu khiển

Thật không hay chút nào khi lấy gốc gác, màu da, hình dạng… của người khác làm trò vui, ngay cả khi người đó không giận bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo HR Insider

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Funding Societies của Singapore vừa huy động được 25 triệu USD

22 Tháng Mười Hai, 2024
Funding Societies, công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính (fintech) ở Singapore, vừa huy động…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …