Skip to main content

6 nguyên tắc vàng trước khi quyết định nhảy việc

26 Tháng Bảy, 2020

Đối với những nhân sự trẻ, nhảy việc dường như là “chuyện thường ngày ở huyện”, bởi hiếm có ai lại tìm được công việc như ý ngay từ lần đầu tiên.

Ở lứa tuổi mà bạn còn nhiều tiềm năng để khai phá, nhiều cơ hội để học hỏi, nhiều đỉnh cao muốn chinh phục, bạn thường rất dễ đi đến quyết định “nhảy việc” để tìm kiếm những thử thách mới cho bản thân.

Tuy nhiên, “nhảy việc” như thế nào cho khôn ngoan? Hãy lưu ý 5 điều dưới đây để đảm bảo bạn sẽ không hối hận về quyết định của mình nhé.

Advertisement

1. Giữ vững chuyên môn

Trên thực tế, nhiều người khi nhảy việc không chỉ thay đổi về chức vụ mà còn thay đổi về chuyên môn nghề nghiệp. Chẳng hạn: bạn chán làm sale ở công ty A, bạn apply vào công ty B để thử sức với vị trí marketing, sau một thời gian, bạn lại muốn thử “lấn sân” sang mảng nhân sự với công ty C,…

Bạn cho rằng bạn còn trẻ, bạn muốn thử sức ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, và làm như vậy thì bạn có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm hay trở thành một người “đa di năng” trong mắt Nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, một ứng viên với lịch sử làm việc “loạn xì ngầu” như vậy chưa chắc đã được đánh giá cao.

Người ta nói, “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, cách tốt nhất để phát triển sự nghiệp là bạn hãy trung thành với những kỹ năng chuyên môn, định rõ phương hướng nghề nghiệp, kiên trì “nhất nghệ tinh” để trở thành chính chuyên gia giỏi trong chuyên ngành của bạn. Có như vậy bạn mới có cơ hội thăng tiến trong công việc.

Advertisement

2. Đừng nhảy việc chỉ vì lương thấp

Dù cho bạn đang phải đối mặt với sức ép về kinh tế, khi muốn thay đổi công việc; bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng về những cái được và mất cho công việc mới, ngoài việc đơn thuần chỉ xem xét mức lương.

Nếu chỉ coi trọng đến tiền lương, đảm bảo bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hài lòng với những gì mình đang có và thường xuyên phải nhảy việc.

Ngoài tiền lương, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng về thực lực của công ty, cơ hội học hỏi, thăng tiến, môi trường làm việc,… Bởi chính những nhân tố này sẽ quyết định mức lương của bạn trong tương lai.

3. Không nên nhảy việc vì bất mãn, đố kỵ cá nhân

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều có những ưu nhược điểm nhất định; do vậy; dù có đi đến đâu, bạn cũng sẽ vấp phải những vấn đề chung đó.

Advertisement

Nhiều người chỉ vì lý do không hài lòng với công việc đang làm hoặc đồng nghiệp trong công ty mà nhanh chóng nhảy việc. Họ không biết rằng, đến nơi làm mới, tình cảnh tương tự rất có thể xảy ra. Lẽ nào lúc ấy họ lại nhảy việc?

Trong tình huống này, hãy bình tĩnh đối mặt và tìm cách giải quyết triệt để những bất mãn còn tồn đọng. Đó cũng là cách chứng tỏ năng lực xử lý vấn đề thông minh và nhanh nhạy của bạn.

4. Thời gian chuyển việc tốt nhất là 2 – 3 năm trở lên

Ít nhất cần thử sức với công việc khoảng 2 – 3 năm, có như vậy bạn mới có thời gian và khả năng tích lũy những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng và cả năng lực cạnh tranh.

Hơn thế nữa, CV của bạn cũng sẽ đáng tin cậy hơn rất nhiều, so với 1 CV mà kinh nghiệm làm việc thì dài, trải nghiệm ở rất nhiều công ty, nhưng không có nơi nào ở lại được quá 1 năm.

Advertisement

5. Trường hợp nên nhảy việc: không có cơ hội phát triển, nâng cao kỹ năng, công ty đang trên bờ vực phá sản.

Khi thực sự nhận thấy những “nguy cơ” không lành có thể xảy ra; bạn cũng có thể chủ động đề nghị thôi việc. Đặc biệt khi công ty đó không có đủ không gian phát triển; không thể giúp bạn nâng cao kỹ năng làm việc hay cơ cấu quản lý quá lạc hậu; đứng trên bờ vực phá sản.

6. Nên biết điểm dừng khi nhảy việc

Mục đích của bạn là tìm được một công việc tốt tại một công ty có môi trường phát triển tốt, có mức lương cao, giờ giấc linh động và phù hợp với năng lực.

Một khi bạn đã tìm được công việc mới có những điều kiện giống và tương tự điều kiện đã đề ra thì nên chấp nhận và gắn bó lâu dài với công việc đó.

Bạn biết đấy, cơ hội không phải lúc nào cũng đến và chúng ta không thể nào biết đâu là cơ hội lớn nhất, hãy tận dụng mọi cơ hội và hạn chế suy nghĩ đến hai từ “nhảy việc”.

Advertisement

Cho dù quyết tâm thay đổi nhưng bạn cũng không nên cố chấp kiên định thời gian nhảy việc. Trước khi đưa đơn xin thôi việc hãy đảm bảo rằng bạn đã phân tích kỹ càng tình hình tài chính, khả năng tìm việc mới để không bị động trong khoảng thời gian chưa có việc làm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Doanh nghiệp nào đang thực sự nắm giữ Highlands Coffee

12 Tháng Mười Một, 2024
Sau gần 25 năm hoạt động, Highlands Coffee hiện là chuỗi trà – cà phê lớn nhất tại Việt Nam…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement