Skip to main content

8 dấu hiệu để nhận ra một người Sếp độc hại

3 Tháng Chín, 2021

Một nghiên cứu cho thấy 50% nhân viên tại các doanh nghiệp nghỉ việc là vì người quản lý của họ. Những người sếp độc hại. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu chính để nhận diện một vị sếp độc hại trong bài viết này.

8 dấu hiệu chính để nhận ra một người Sếp độc hại
8 dấu hiệu chính để nhận ra một người Sếp độc hại

Một nghiên cứu của Gallup trên 7.272 người trưởng thành ở Mỹ cho thấy có đến 50% nhân viên đã rời bỏ công việc của họ chỉ là “để rời khỏi người sếp của họ từ có thể cải thiện một cuộc sống và sự nghiệp tốt hơn.”

CEO của Gallup, Ông Jim Clifton đã từng tóm tắt trong một câu ngắn gọn giải thích lý do tại sao hiệu suất nhân viên của doanh nghiệp bạn có thể cao:

“Quyết định lớn nhất mà bạn đưa ra trong công việc – lớn hơn tất cả những thứ còn lại – là người mà bạn chỉ định làm sếp. Khi bạn đặt họ nhầm chỗ, những thứ còn lại sẽ chỉ trở nên tồi tệ. Thay vì là các lợi ích.”

Advertisement

Vậy làm thế nào bạn có thể nhận ra ai có thể là một người sếp độc hại. Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản bạn có thể tham khảo.

1. Họ chỉ chăm sóc cho bản thân họ.

Những người sếp này này không quan tâm đến việc thúc đẩy sứ mệnh chung của nhân viên hay tổ chức hoặc liên kết các mục tiêu của đội nhóm với các mục tiêu của tổ chức.

Họ chỉ quan tâm đến hiệu suất cá nhân của riêng họ và nhận được những khoản thưởng tương ứng. Về cơ bản, những thứ mà những người sếp độc hại chú tâm chỉ là thành tích của bản thân và cách các cấp trên đang nhìn nhận họ.

2. Họ luôn tìm cách giành lấy hết các “điểm sáng”.

Đội nhóm của bạn đã cùng nhau tạo ra một sản phẩm tuyệt vời, tung ra thị trường đúng thời hạn và nhận được nhiều kết quả tích cực.

Advertisement

Bạn nhận được nhiều phản hồi tốt từ khách hàng, doanh số của bạn đang tăng lên. Và sau đó điều gì đã xảy ra: Sếp của bạn coi tất cả các thành tích đó như là của riêng họ.

Họ không khen ngợi đồng đội, không ăn mừng thành công chung của mọi người, không ghi nhận bất kỳ đóng góp nào của các thành viên trong đội nhóm. Họ hành động như tất cả những thứ đó là điều đương nhiên. Và chỉ có họ đang bao trùm ánh sáng lên tất cả.

3. Những vị Sếp độc hại không bao giờ sai.

Bạn đã bao giờ từng làm việc với một người sếp luôn đúng và bạn luôn sai không? Họ rất khó nhận lỗi và sẽ không bao giờ thừa nhận mình đã mắc sai lầm. Họ quan tâm hơn đến việc giữ gìn danh tiếng và thể diện của mình với cấp trên thay vì với nhân viên của họ.

4. Họ bối rối không biết hướng đi mà họ đang hướng tới.

Những người sếp độc hại kiểu này thường là những người “sáng nắng chiều mưa”, hôm nay thông báo một kiểu, ngày mai lại làm theo một kiểu khác mà không đưa ra bất cứ một lý do thuyết phục nào. Các thành viên trong đội nhóm không biết họ đang đứng ở đâu và sẽ đi đâu về đâu.

Advertisement

5. Họ thích kiểm soát.

Đây là những người quản lý vi mô và hướng đến các chi tiết cuối cùng. Họ tạo ra một môi trường làm việc quá độc đoán và ngột ngạt vì họ muốn kiểm soát các quyết định của mình; họ không tin tưởng vào đội nhóm của họ và cũng không giao quyền.

Trong những tình huống này, hầu như không có chỗ cho việc thảo luận nhóm hoặc đóng góp ý kiến ​​vì với họ chuyên quyền là phong cách độc tôn.

Sự sáng tạo hoặc học hỏi một cái gì đó mới thường không khả dụng trong những điều kiện làm việc này. Những người lao động trung thành đang cố gắng tìm kiếm những ý nghĩa thực sự trong công việc của họ và do đó họ chọn cách rời đi.

6. Họ hay bắt nạt.

Sức ảnh hưởng của việc bắt nạt tại nơi làm việc là rất lớn và gây tốn kém cho các doanh nghiệp. Ông Baird Brightman, một nhà khoa học hành vi, cho rằng “tính hung hăng (cả lời nói và hành động) đang làm suy yếu sự an toàn và buộc mọi người phải chuyển nguồn lực từ làm việc hiệu quả sang các hoạt động phòng thủ chủ động”.

Advertisement

Bà Babs Ryan, một chuyên gia tư vấn cho biết: “Chỉ 1% những kẻ hay bắt nạt này bị sa thải. Lựa chọn duy nhất của bạn có thể là rời đi càng nhanh càng tốt – đặc biệt nếu doanh nghiệp đang có những động thái ủng hộ những kẻ bắt nạt đó. “

7. Họ ngại hành động.

Nếu họ đang ở trong một tòa nhà, họ thường đứng sau những cánh cửa đóng kín để tránh tương tác cá nhân với thành viên.

Bạn nên lưu ý rằng họ thường “bận rộn” vào những thời điểm quan trọng khi mọi người đang cần ý kiến ​​đóng góp hoặc chỉ đạo của họ, họ chọn cách trú ẩn trong các cuộc họp để che giấu sự bất an hoặc sợ phải đối mặt với các xung đột.

Họ chỉ quan tâm đến những tin tốt, bởi vì họ không thể biết tìm ra các cách hiệu quả để xử lý những tin xấu.

Advertisement

8. Sếp độc hại cũng là người dễ tự ái.

Đối với các nhân viên, một người sếp dễ bị tự ái có thể hủy hoại cả sự nghiệp của họ.

Ông Joseph Burgo, tác giả của cuốn sách The Narcissist You Know: Defending You Know You Against Extreme Narcissists in the All-About-Me Age, cho biết: “Người này thường dựa vào sự khinh thường để khiến người khác cảm thấy mình là kẻ thua cuộc, họ muốn chứng tỏ mình là người chiến thắng duy nhất”.

“Họ sẽ coi thường các sản phẩm công việc của bạn hoặc chế giễu bạn tại các cuộc họp. Khi họ cần điều gì đó từ bạn, họ sẵn sàng đe dọa. Và ở một mức độc hại nhất, họ sẽ khiến bạn nghi ngờ bản thân và giá trị cá nhân của bạn trong công việc.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Advertisement

Hà Anh  | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement