Mark Cuban & Steve Jobs: Tất cả những gì bạn biết về ‘tìm kiếm đam mê’ đều sai
Niềm đam mê có thể khơi dậy sự nỗ lực. Nhưng sự nỗ lực cũng có thể khơi dậy niềm đam mê – đặc biệt là ở các doanh nhân.
Steve Jobs tỏ ra tin tưởng vào việc tìm thấy niềm đam mê của bạn như ông đã từng nói, “Bạn phải tìm thấy những gì bạn yêu thích. Cách duy nhất để làm những công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm.”
Mark Cuban lại không đồng ý với quan điểm này.
Ông nói: “Một trong những lời nói dối tuyệt vời nhất của cuộc sống này là ‘hãy theo đuổi đam mê của bạn. Và đây cũng là lời khuyên tồi tệ nhất mà bạn có thể đưa ra hoặc nhận được.”
Vậy đâu mới là quan điểm đúng đắn bạn nên học hỏi? Nhưng có một điều chắc chắn, cả hai đều là những người làm kinh doanh rất thành công.
Đối với Steve Jobs, niềm đam mê dường như là yếu tố đi đầu:
“Bạn phải có rất nhiều niềm đam mê cho những gì bạn làm, và lý do là nếu bạn không có, bạn sẽ rất dễ dàng khi từ bỏ nó.”
Bạn phải làm điều đó (xây dựng công ty chẳng hạn) trong một khoảng thời gian dài. Nếu bạn không thực sự yêu thích nó, bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra.”
Đối với Cuban, niềm đam mê là thứ đến sau:
“Rất nhiều người nói về đam mê, nhưng đó thực sự không phải là điều bạn cần tập trung.
Khi bạn nhìn vào nơi bạn bỏ ra rất nhiều thời gian, nơi bạn bỏ ra rất nhiều sự nỗ lực, nó chính là nơi bạn có xu hướng trở nên giỏi nhất. Và nếu bạn dành đủ thời gian, bạn có xu hướng trở nên thực sự giỏi.
Và khi bạn thực sự giỏi, tôi sẽ bật mí cho bạn một bí mật nhỏ: Không ai từ bỏ bất cứ điều gì họ giỏi cả, bởi vì nó là niềm vui bất tận khi được trở nên tốt.
Không có gì tốt bằng khi trở thành một trong những người giỏi nhất. Nhưng để trở thành một trong những người giỏi nhất, bạn phải nỗ lực.
Vì vậy, đừng theo đuổi những đam mê của bạn. Hãy theo đuổi sự nỗ lực.”
Mặc dù phát biểu của Steve Jobs và Mark Cuban thoạt nhìn có thể khác nhau, tuy nhiên, trên thực tế, cách tiếp cận của họ lại rất giống nhau.
Trước khi thành lập Apple, Steve Jobs rất đam mê những thứ như huyền bí học Phương Đông (Eastern mysticism), thư pháp và khiêu vũ. Tất cả đều không phải là công nghệ.
Vậy nên, khi ông hợp tác với Woz để bán bộ mạch máy tính cho những người có sở thích, công việc kinh doanh của ông lúc này chỉ như là một ‘cơ hội kiếm thêm’.
Khi một doanh nhân địa phương tên là Paul Terrell nói với Steve Jobs rằng ông ta sẽ mua 50 chiếc máy tính được lắp ráp hoàn chỉnh với giá 500 USD mỗi chiếc, Steve Jobs cũng chỉ đơn giản là đang chớp lấy cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn nữa.
Steve Jobs đã phát hiện ra cơ hội, theo đuổi cơ hội đó và trong quá trình này, ông đã tìm thấy ‘công việc kinh doanh để đời’ của mình chứ không còn là ‘việc kiếm thêm’ như trước.
Và đây cũng là những gì Mark Cuban đã làm. Sử dụng trí tuệ nhân tạo và máy học.
Theo Cuban, “Những tỷ phú nghìn tỷ đầu tiên trên thế giới đến từ một người nào đó thành thạo A.I. và tất cả các công cụ liên quan của nó, và áp dụng nó theo những cách mà chúng ta chưa từng nghĩ tới.”
Đó là lý do tại sao ông đã hoàn thành các hướng dẫn máy học của Amazon. Đó là lý do tại sao ông đã dành rất nhiều thời gian để xây dựng hệ thống của riêng mình.
Đó là lý do tại sao, có thời điểm, ông đã giữ cuốn sách Machine Learning for Dummies trong phòng tắm của mình.
“Càng hiểu về A.I., tôi càng thấy hứng thú với nó”, Cuban nói.
Cả Jobs và Cuban đều không đợi cho đến khi họ khám phá ra niềm đam mê của mình.
Thay vào đó, họ đã phát triển chúng.
Theo một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Academy of Management Journal, quy trình phát triển tương tự cũng thường xảy ra ở các doanh nhân.
Trong khi hầu hết mọi người, và hầu hết các khuôn khổ lý thuyết khác đều cho rằng niềm đam mê kinh doanh thúc đẩy mọi nỗ lực kinh doanh, nghiên cứu mới này lại cho thấy điều ngược lại: ‘Niềm đam mê kinh doanh sẽ tăng lên cùng với sự nỗ lực.’
Các nhiều công việc các doanh nhân phải làm khi phát triển doanh nghiệp của họ thì họ càng trở nên hăng hái hơn với công việc kinh doanh của mình.
Khi họ có động lực, có kỹ năng và tận hưởng những thành công nhỏ thì niềm đam mê của họ sẽ lớn dần lên.
Niềm đam mê có thể khơi dậy sự nỗ lực. Nhưng ngược lại, sự nỗ lực có thể khơi dậy niềm đam mê bất tận.
Và đến một ngày bạn thức dậy và nhận ra rằng bạn đang làm những gì bạn yêu thích.
Mặc dù bạn không bắt đầu với nó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh | MarketingTrips