Tại sao bạn nên làm việc ít hơn và dành nhiều thời gian hơn cho sở thích
Khi các chuyên gia trên khắp thế giới ngày càng cảm thấy bị đè ép về thời gian, họ đang từ bỏ những thứ quan trọng đối với họ. Một báo cáo gần đây của Harvard Business Review cho thấy rằng hầu hết mọi người muốn có thêm thời gian cho những sở thích cá nhân của họ.
Điều này trong thực tế có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với những gì mà bạn có thể nghe thấy, bởi vì không chỉ có những cá nhân đang bỏ lỡ.
Khi mọi người không có thời gian cho các sở thích hay đam mê cá nhân của họ, các doanh nghiệp sẽ phải trả giá. Sở thích có thể khiến người lao động hoàn thành công việc của họ tốt hơn đáng kể. Tôi biết điều này từ kinh nghiệm cá nhân.
Tôi luôn thích chơi guitar và sáng tác nhạc. Nhưng cũng giống như những người lao động khác ở khắp mọi nơi, tôi có thể rơi vào bẫy của thứ cảm giác rằng tôi không có thời gian để thực hiện nó.
Là người đứng đầu bộ phận xây dựng nhu cầu của Nextiva, tôi có đủ lý do để khiến mình bận rộn suốt ngày đêm.
Nhưng bằng cách dành thời gian cho âm nhạc, tôi nâng cao một số kỹ năng quan trọng nhất tại nơi làm việc của mình.
Sáng tạo.
Để có thể trở nên nổi bật và cạnh tranh hơn trong môi trường kinh doanh đầy bất ổn và liên tục thay đổi ngày nay, các tổ chức hay doanh nghiệp cần có những ý tưởng mới, sáng tạo mới để vươn lên và thể hiện sự khác biệt.
Tôi được giao nhiệm vụ liên tục tìm kiếm những cách mới để thu hút sự chú ý từ những khách hàng tiềm năng. Nhưng việc nảy ra một ý tưởng hoàn toàn mới có thể rất khó khăn khi tâm trí của bạn đang tràn ngập các mục tiêu, chỉ số và thời gian.
Sở thích sáng tạo có thể kéo bạn ra khỏi tất cả những điều đó. Cho dù bạn là nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà văn hay người làm marketing, đôi lúc bạn nên bắt đầu với một bức tranh trống rỗng trong tâm trí.
Bạn chỉ cần đơn giản nghĩ rằng: Tôi sẽ tạo ra một thứ gì đó mới mà tôi đang hướng tới?
Không có gì ngạc nhiên khi việc tạo cho mình một không gian tinh thần sảng khoái và tập trung vào cảm xúc, lại có thể đánh thức khả năng sáng tạo của mình.
Các nhà khoa học thần kinh đã phát hiện ra rằng suy nghĩ lý trí và cảm xúc liên quan đến hai phần của bán cầu não. Để sự sáng tạo được mở cửa, cả hai phải cùng phát triển.
Góc nhìn cá nhân.
Một trong những nhiệm vụ khó nhất trong quá trình sáng tạo là hình dung xem người khác sẽ trải nghiệm ý tưởng mới của bạn như thế nào. Nhưng khi thực hiện sở thích sáng tạo, mọi người luôn luôn nghĩ như vậy.
Một người thợ gốm đang tưởng tượng xem người nhận chiếc bình của mình sẽ phản ứng như thế nào với nó.
Một tiểu thuyết gia bí ẩn đang hình dung liệu một độc giả có hào hứng với các tình tiết trong tác phẩm của mình hay không.
Họ làm tất cả những gì có thể để nhìn (hoặc nghe) thế giới qua đôi mắt (hoặc đôi tai) của người khác. Sau đó, với tâm trí đó, họ lại tiếp tục sáng tạo một cách hiệu quả.
Sự tự tin.
Khi đối mặt với một thử thách khó khăn trong công việc và cảm thấy bị cản trở, tôi có thể bắt đầu tự hỏi liệu mình có thể tìm ra giải pháp nào thành công hay không.
Rất dễ mất tự tin khi sáng tạo. Nhưng sau vài giờ gõ guitar, đánh nốt một cách hoàn hảo, tôi cảm thấy mọi thứ tốt dần lên.
Tôi có thể nói rằng bộ não của tôi đang khao khát cảm giác được thỏa mãn đó. Và khi tôi đối mặt với dự án công việc đó một lần nữa, tôi luôn cảm thấy sự tự tin bên trong mình.
Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng “hoạt động sáng tạo có liên quan một cách tích cực với trải nghiệm phục hồi (tức là làm chủ, kiểm soát và thư giãn) và yếu tố hiệu suất.”
Nếu bạn nhìn vào thực tế, có không ít các CEO, thậm chí là CEO của các tập đoàn lớn trên thế giới đều đang dành nhiều thời gian hơn cho những sở thích riêng của họ.
Và bạn, cũng hoàn toàn có thể làm điều tương tự !.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh | MarketingTrips