Skip to main content

Ứng viên ngoài 35 tuổi vẫn phải gửi CV đi xin việc liệu có phải là thất bại?

22 Tháng Tư, 2024

Nhiều nhà tuyển dụng không muốn tuyển ứng viên sau 35 tuổi. Họ cho rằng ở độ tuổi đó, người lao động phải có kỹ năng quản lý hoặc đã có thành tựu rồi. Liệu đi xin việc ở tuổi này có phải là thất bại?

“Xin lỗi, công ty chúng tôi không tuyển người ngoài 35 tuổi”

Chị Tuyết Mai, năm nay đã 37 tuổi, có gần chục năm gắn bó với vị trí kế toán tại một công ty nhỏ. Chị Mai cứ nghĩ mình sẽ gắn bó với một công ty, rồi an nhiên hưởng lương hưu sau chục năm nữa. Bỗng dưng, công ty tái cơ cấu và phải giảm biên chế, chị nhận được thông báo cho thôi việc.

Chị lo lắng rằng mình khó có thể tìm được việc ở chỗ mới khi vị trí kế toán bây giờ các công ty chỉ tuyển người trẻ mà người trẻ còn rất khó xin việc.

Chị nộp hồ sơ xin việc (CV) cho hàng chục công ty và chỉ được 6 công ty gọi phỏng vấn nhưng cũng đều bị từ chối. “Xin lỗi, công ty chúng tôi không tuyển người ngoài 35 tuổi”, một công ty phản hồi với chị.

“Ở tuổi này kiếm việc quả thực rất khó”, chị Mai thở dài.

Nói với phóng viên Dân trí, chị Thùy Dương, một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ viết CV và phỏng vấn cho các ứng viên, cho rằng mỗi cá nhân, mỗi độ tuổi đều có nhu cầu tìm việc hoặc thay đổi công việc, ngành nghề của mình.

Với tình trạng khan hiếm việc làm và số lượng ứng viên dồi dào như hiện nay, thì dù là sinh viên mới ra trường hay những ứng viên đã ngoài 35 tuổi cũng sẽ đều phải “rải” CV và tìm việc.

“Đó là điều rất bình thường và tất nhiên. Không phải ai cũng có những mối quan hệ tốt, những lộ trình thăng tiến rõ ràng, để có thể được giới thiệu tới vị trí quản lý khi ở độ tuổi ngoài 35”, chuyên gia chia sẻ.

Có những người ở độ tuổi 35 lại thấy rằng mình không phù hợp với công việc hiện tại và muốn bắt đầu một lĩnh vực mới. Chị Dương đó là một sự bản lĩnh, một tinh thần không sợ hãi sự thay đổi, không ngại cạnh tranh. “Việc phải nộp CV xin việc khi ngoài 35 tuổi không phải là sự thất bại”, chị nhấn mạnh.

Chia sẻ thêm, chị cho biết thường có 2 nhóm ứng viên đi xin việc khi tuổi đã ngoài 35. Nhóm thứ nhất là những ứng viên đang muốn ứng tuyển vào những vị trí quản lý, trưởng phòng. Điểm mạnh của nhóm ứng viên này chắc chắn là kinh nghiệm dày dặn, kỹ năng đưa ra quyết định và kỹ năng quản lý, những kỹ năng mềm mà phải trải qua nhiều năm làm việc mới có thể đúc kết được.

Nhóm thứ hai là nhóm những ứng viên ngoài 35 tuổi đang muốn chuyển ngành hoặc tìm một công việc mới do hoàn cảnh bắt buộc. Nhóm này thường thiếu linh hoạt hơn khi tìm việc và nộp đơn xin việc, vì đã quá lâu họ không tìm việc mới. Chính vì vậy, các kĩ năng viết CV, phỏng vấn của họ cũng sẽ không thể bắt kịp được như các bạn trẻ bây giờ.

Chị chia sẻ rằng mình đã từng nhận được yêu cầu giúp đỡ về việc viết CV cho một người năm nay đã 41 tuổi làm trong môi trường Nhà nước đã 12 năm và chưa từng viết CV trước đó. CV với người này rất mới lạ vì họ chỉ biết tới bộ “hồ sơ xin việc” cách đây 10-15 năm.

Tuổi tác không phải yếu tố quyết định mọi thứ

Chị Quỳnh Hoa, trưởng phòng nhân sự của một phòng khám tư nhân, cho biết việc tuyển nhân sự luôn là vấn đề gây đau đầu đối với những người theo đuổi công việc nhân sự. Đặc biệt, việc tuyển nhân sự cấp cao, lương và chế độ tốt, lại càng phức tạp.

Chia sẻ về vấn đề nhân sự ngoài 35 tuổi, chị Hoa cho rằng việc những người ngoài 35 tuổi bắt đầu có xu hướng tìm việc không phải hiếm gặp, đặc biệt trong thời buổi mọi thứ phát triển nhanh như hiện nay.

Với ngành sức khỏe, chị Hoa thường xuyên đối diện với những nhân sự từ 30 tuổi trở lên với số năm kinh nghiệm hơn hẳn các bạn trẻ. Nhóm người này khá hiểu việc gửi CV khi đã ngoài 30 tuổi, đồng nghĩa với việc cơ hội ít hơn và dễ gặp rào cản về tuổi tác.

Tuy nhiên, chị không cho rằng cứ tuổi cao là số năm kinh nghiệm cao, hoặc CV ngoài 35 tuổi là CV không chất lượng. Bởi theo chị, có nhiều người có nhu cầu đổi ngành, đổi nghề, hoặc trong quá khứ từng gặp vấn đề về chuyện cá nhân nên phải tạm nghỉ trong 1 vài năm, khi bắt đầu lại, họ hoàn toàn nên được đón nhận, thay vì chỉ đánh giá phiến diện qua tuổi tác.

Cùng với đó, chị Hoa cho rằng đôi khi, tuổi đời cao chưa chắc tuổi kinh nghiệm trong lĩnh vực đó đã cao. Nếu không phải ứng tuyển vào vị trí cấp cao, người làm nhân sự có thể xem xét với những vị trí phù hợp.

Chia sẻ quan điểm về việc này, chị Quỳnh Anh, CEO một công ty tư vấn tài chính, cho rằng gen Z là đối tượng được quan tâm nhiều hơn cả cho những vị trí mới trong công ty, đặc biệt với những mô hình start up. Họ là nhóm đối tượng trẻ, còn nhiệt huyết và sáng tạo, sẵn sàng chịu mức lương vừa phải để đồng hành cùng công ty trong thời gian tới.

Với nhóm nhân sự có tuổi, ngoài 35 tuổi đồng nghĩa với việc họ thường đòi hỏi chế độ, quyền lợi cao hơn, những người này thường phù hợp với vị trí lãnh đạo cấp phòng trở lên.

Đứng ở vị trí tuyển dụng, Quỳnh Anh thường lọc CV từ vị trí công việc trước tiên. Điều này có nghĩa rằng, nếu tuyển dụng vị trí bán hàng hay truyền thông chị thường không chọn những CV ngoài 30 tuổi vì nhóm người này không có lợi thế về sáng tạo so với nhóm trẻ hơn.

Đối với công việc lãnh đạo, nhân sự, đòi hỏi nhiều năm kinh nghiệm và sự chắc chắn nhất định, Quỳnh Anh đề cao những người có 10 năm kinh nghiệm trở lên.

Như vậy, theo Quỳnh Anh, tuổi tác là một phần của cuộc sống, tuổi cao đồng nghĩa với việc số năm đi làm đã nhiều. Nếu là ứng viên ngoài 30 tuổi, hãy thể hiện sự chỉn chu, trách nhiệm từ bước soạn CV, đến cách trò chuyện với người tuyển dụng.

Thật khó để nói rằng tuổi cao không ảnh hưởng tới tìm việc nhưng tuổi không phải yếu tố quyết định tất cả. Do vậy, cách ứng viên đó đối diện với cơ hội công việc mới như thế nào.

Ngay cả với gen Z – nhóm được coi là có lợi thế về sự trẻ trung, sáng tạo – thì vẫn có “người nọ người kia”. Do đó, khi đi làm, quan trọng nhất là thái độ với công việc cũng như sự cống hiến hết mình cho từng công việc ra sao.

Cùng quan điểm, chị Thùy Dương cũng cho rằng để có thể dễ dàng tìm việc hơn, trước tiên phải luôn luôn trau dồi bản thân, nâng cao năng lực và kiến thức. 30 tuổi, 35 tuổi hay 40 tuổi đều có thể tiếp tục công việc hiện tại hoặc bắt đầu một khởi đầu mới.

Ứng viên cần tìm hiểu thêm về các cách thức tuyển dụng và ứng tuyển hiện nay để hiểu hơn về quá trình xin việc, từ đó có thể chuẩn bị CV thật tốt để có thể bắt đầu thật tốt.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Báo Dân Trí

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Ứng dụng gọi xe Bolt sắp vào Việt Nam tuyên bố sẽ đánh bại Grab

21 Tháng Một, 2025
Tại nhiều thị trường quan trọng của Grab, ứng dụng gọi xe công nghệ Bolt đã vươn lên đe doạ vị th…

Đọc nhiều

Top 10+ xu hướng Marketing sẽ thống trị trong năm 2025 (từ Kantar)

18 Tháng Một, 2025
Theo báo cáo từ Kantar Media (một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường,…