Skip to main content

Xử lý thế nào khi vừa nhận việc, bạn lại có offer mới tuyệt vời hơn

16 Tháng Mười Hai, 2020

Mới đi thử việc “dăm ba bữa” mà bảo với nhân sự là không phù hợp và muốn xin nghỉ thì cũng kì. Nhưng có một offer béo bở trước mặt, liệu bạn có thể từ chối hay không?

Bạn đã bao giờ rơi vào tình cảnh “Vừa mới đi thử việc ở công ty mới được vài hôm, mọi thứ đều đang tốt đẹp thì lại nhận được một offer tuyệt vời hơn?” Lúc này, bạn sẽ ra quyết định như thế nào? Quay ngắt thái độ và lựa chọn bên nào có mức lương cao hơn, cơ hội thăng tiến, phúc lợi nhiều hơn. Hay ngại ngùng từ chối offer mới và hài lòng với lựa chọn hiện tại?

Nhận offer tốt hơn sau khi đồng ý thử việc?

Thông thường, các công ty khi chấp nhận tuyển dụng một nhân sự mới thì sẽ dành thời gian khoảng 1-2 tháng để thử việc. Đây là thời gian dùng để đánh giá năng lực chuyên môn thực tế của ứng viên so với hồ sơ cung cấp tại vòng phỏng vấn.

Trong thời gian này, bạn sẽ làm việc như một nhân viên chính thức nhưng chưa có hợp đồng lao động ràng buộc.

Điều này đồng nghĩa với việc bạn có quyền từ chối làm việc nếu nhận thấy công việc ấy không phù hợp và công ty cũng có quyền không nhận ứng viên nếu nhận thấy ứng viên không đáp ứng được công việc mà không có bất kỳ ràng buộc về mặt thời gian hay giấy tờ.

Vì thế, việc bạn nhận được một offer mới tuyệt vời hơn và cân nhắc giữa hai lựa chọn trong thời gian thử việc là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, quyết định ở thời điểm mấu chốt thường ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp của bạn. Vì sao?

  • Thứ nhất, bạn rất dễ bị đánh giá thấp về tinh thần trách nhiệm & thái độ. Nếu lúc ra đi có những hành xử không phù hợp.
  • Thứ hai, offer mới chưa chắc tuyệt vời hơn công việc hiện tại.

Vì không một công ty hay nhà tuyển dụng nào muốn vụt mất ứng viên mà họ đã dành thời gian tìm kiếm, phỏng vấn và trao offer công việc hoàn tất.

Bạn hoàn toàn có thể thương lượng lại mức lương, chính sách phúc lợi sau khi quá trình thử việc kết thúc. Do đó, khi quyết định từ bỏ công việc hiện tại để chọn một offer khác, bạn nên cân nhắc thật kỹ để có quyết định đúng đắn nhất.

Những yếu tố cần xem xét khi quyết định thay đổi

1. Vị trí đó có “vừa vặn” với bạn

Khi chấp nhận một offer công việc mới, bạn cần hiểu rõ động lực và mục tiêu của bản thân bởi đó phải là công việc phù hợp với năng lực, kỹ năng và kiến thức hiện tại của bạn.

Công việc có mức lương cao hay cơ hội hấp dẫn đến mức nào đi nữa nhưng nếu không phù hợp với những điều bạn đang có thì bạn cũng sẽ chẳng trụ vững dài lâu.

Đồng thời, đây cũng chính là yếu tố tiên quyết quyết định khả năng thăng tiến và phát triển của bạn tại công việc đó trong tương lai.

2. Tìm hiểu người sẽ quản lý bạn

Người quản lý trực tiếp sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trên con đường sự nghiệp của bạn. Nếu muốn phát triển nhanh với kỹ năng cứng cáp, bạn hãy lựa chọn môi trường làm việc có người quản lý giỏi và tạo điều kiện để nhân viên phát triển.

Thực tế có đến 75% nhân viên quyết định từ bỏ công việc hiện tại vì cách quản lý của người sếp. Nếu công việc hiện tại của bạn đang phải làm việc với người sếp không thỏa mãn được tiêu chí này, bạn hoàn toàn có thể suy nghĩ về việc chấp nhận hay từ chối offer mới, hấp dẫn hơn.

3. Tiềm năng phát triển sự nghiệp

Khi đánh giá các offer công việc mới, bạn nên dựa trên những kỹ năng nào mình có cơ hội thực hành và học hỏi, đồng thời mối quan hệ nghề nghiệp sẽ được rộng mở ra sao.

Điều này chính là thước đo chuẩn xác nhất cho lộ trình phát triển nghề nghiệp của bạn tại nơi đó.

Hãy đánh giá xem: Doanh nghiệp đó có đang trên đà phát triển không? Có cơ hội để thăng tiến và học tập trong nghề nghiệp lâu dài hay không? Tất cả những yếu tố này có thể giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.

4. Cân nhắc kế hoạch rút lui trong tương lai

Thực tế là không một nhân sự nào có thể gắn bó “trường tồn” với một công ty cả quãng đời của mình. Thậm chí đó có là CEO đi nữa.

Do đó, bạn cần tự hỏi bản thân rằng mình sẽ như thế nào trong 5 năm, 10 năm hay thậm chí 15 năm tới và bạn cần những gì để đến được các cột mốc đó. Những kĩ năng và kinh nghiệm bạn cần là gì?

Bạn cần quen biết với ai trong các mối quan hệ xã hội của mình? Sau đó, hãy so sánh các lời mời làm việc với nhau, cân nhắc xem đâu là nơi có cánh cửa mở rộng nhất, ai sẽ là người luôn ở bên xung quanh bạn và liệu rằng các kinh nghiệm mà bạn thu được có đem lại thành công khi mà bạn quyết định chọn hướng đi khác hay không.

Trên đây là bài viết chia sẻ giúp nhân sự định hướng đúng đắn khi vừa nhận công việc mới nhưng lại có được offer tốt hơn. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có được những cơ sở nền tảng để đánh giá và xem xét để đón nhận cơ hội vàng cho bản thân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo HR Insider

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Volkswagen dự kiến sa thải hàng chục ngàn nhân viên

25 Tháng Mười Hai, 2024
Nhà sản xuất ôtô hàng đầu châu Âu Volkswagen đạt thỏa thuận với công đoàn trong việc cắt giảm hơn…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …