Skip to main content

5 bài học khởi nghiệp lớn nhất tôi học được từ thất bại của bản thân

10 Tháng Ba, 2022

Trong khi có đến 95% các công ty khởi nghiệp là thất bại, điều quan trọng đối với các nhà sáng lập không phải là tránh khỏi thất bại mà là họ có thể rút ra được bài học gì cho bản thân sau mỗi lần vấp ngã.

bài học khởi nghiệp
Getty Images

Đã vài năm kể từ lần khởi nghiệp thất bại đầu đời của tôi, tuy nhiên đến tận hôm nay tôi vẫn không thể nào quên những ngày tháng đó, đó là những bài học, là hành trang khởi nghiệp quý giá cho tôi mãi những ngày sau này.

Công ty của tôi ngày đó hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử và thị trường mục tiêu của chúng tôi là “mãnh đất màu mỡ” Ấn Độ, tuy nhiên sau hơn bốn năm phát triển mạnh mẽ, chúng tôi đã phải đi đến một quyết định hết sức khó khăn, đóng cửa!

Mặc dù tôi và đội nhóm đã thất bại với doanh nghiệp của mình, những bài học quý giá về khởi nghiệp sẽ luôn mãi còn giá trị.

Đừng “là tất cả” những gì khách hàng cần.

Với tư cách là những người sáng lập, chúng tôi mong muốn trở thành người giỏi nhất trong mọi khía cạnh kinh doanh của mình. Suy nghĩ này vốn dĩ không có gì sai cả.

Tuy nhiên, trong cuộc sống (đặc biệt là cuộc sống khởi nghiệp) thì đó một là sự đánh đổi.

Nếu chúng ta cố gắng để trở nên tốt nhất trong mọi thứ, chúng ta sẽ có thể trở thành doanh nghiệp “đủ tốt” ở hầu hết các khía cạnh nhưng chắc chắn không phải là “lựa chọn tốt nhất” ở bất kỳ khía cạnh nào trong kinh doanh.

Bài học bạn cần rút là ở đây là hãy tập trung vào một hoặc chỉ một vài (thị trường ngách) giải pháp cụ thể, cho dù đó là về việc tạo ra những trải nghiệm khách hàng đáng nhớ nhất hay sản phẩm có giá bán cạnh tranh nhất.

Đừng tối ưu hóa lợi nhuận hay ‘cố gắng kiếm tiền’ từ quá sớm.

Nếu nghe thoáng qua, bài học khởi nghiệp này có thể đi ngược lại với suy nghĩ của không ít người. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng tối ưu hóa lợi nhuận từ quá sớm, bạn có thể sẽ kìm hãm sự phát triển trong lâu dài của doanh nghiệp.

Chẳng hạn ví dụ, bạn là một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử, nếu bạn đang tìm cách tăng doanh thu bằng cách tăng chi phí cho khách hàng của mình (ví dụ như phí vận chuyển), điều này có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn trong đó bạn không thể có đủ lượng khách hàng mới để xây dựng nên một mô hình kinh doanh theo đúng nghĩa.

Mặc dù dòng tiền là huyết mạch của các doanh nghiệp và công ty khởi nghiệp nói chung, việc cố gắng mang lại giá trị cho khách hàng nhiều hơn ít nhất là trong những giai đoạn đầu thay vì là một chút lợi nhuận thường giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

Vì doanh nghiệp có cơ hội phát triển nhanh hơn, quy mô tăng trưởng tốt hơn, lợi nhuận có được sau đó cũng tốt hơn.

Marketing không thể thay thế cho việc tạo ra giá trị.

Có một câu cửa miệng trong giới khởi nghiệp là, đừng bao giờ “đốt tiền” marketing cho đến khi bạn đã tạo ra một thứ gì đó mang lại giá trị rõ ràng cho khách hàng của mình.

Trong khi mục tiêu quan trọng hàng đầu của bất kỳ công ty khởi nghiệp nào là tạo ra giá trị cho các cổ đông, điều này chỉ có thể xảy ra sau khi doanh nghiệp đã tạo ra những giá trị riêng biệt cho khách hàng của mình.

Nếu bạn đầu tư 1 triệu đô la vào marketing để đạt được thêm 2 triệu đô la, điều này có thể có ý nghĩa, tuy nhiên nếu bạn cũng đầu tư số tiền đó nhưng lại không có bất cứ cam kết nào về doanh số (do chưa tạo ra đủ giá trị), khoản đầu tư của bạn có đáng hay không?

Với các công ty khởi nghiệp, đặc biệt là các đơn vị có hạn chế về vốn, marketing trực tiếp theo mục đích là một chiến lược khôn ngoan, đó có thể là cách tiếp cận vào những nhóm khách hàng đang ở các giai đoạn cuối của hành trình mua hàng hay tập trung vào những từ khoá (với các công cụ tìm kiếm) với mục đích hành động rõ ràng.

Đừng đợi quá lâu để ra các quyết định xoay chuyển.

Một trong những thất bại phổ biến tiếp theo trong quá trình khởi nghiệp là mất quá nhiều thời gian cho việc xem xét và xoay chuyển tình thế, thất bại của tôi là một ví dụ.

Trong khi chúng tôi đã sớm nhận ra rằng chi phí thu hút khách hàng (CAC) của chúng tôi quá cao và chúng tôi cũng không thấy nhóm người mua lặp lại (retention) trừ khi chúng tôi đưa ra các chương trình khuyến mãi hết sức hấp dẫn, chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian trước khi đưa ra các quyết định cuối cùng.

Trong một thế giới khởi nghiệp liên tục thay đổi, bạn không thể chắc chắn rằng sản phẩm hay dịch vụ của mình sẽ luôn mãi đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng, thay vào đó, hãy liên tục xoay chuyển một cách nhanh chóng và linh hoạt để thích ứng với các bối cảnh mới.

Instagram khởi đầu là một ứng dụng check-in giống như Foursquare trước khi chuyển sang mô hình kinh doanh như hiện tại của họ (ứng dụng chia sẻ hình ảnh); Twitter cũng khởi đầu là công ty chuyên về podcasting thay vì trở thành mạng xã hội như hiện tại.

Học cách đón nhận thất bại và ăn mừng ngay cả khi đó là thất bại.

Với tư cách là các nhà lãnh đạo trong các công ty khởi nghiệp, bạn nên trao quyền cho nhân viên của mình và để họ luôn có đủ không gian để sẵn sàng vượt ra khỏi những vùng an toàn của chính họ.

Mặc dù chấp nhận rủi ro hay thử những cái mới là cần thiết, điều quan trọng là bạn hãy thắng thắn loại bỏ đi tất cả những ý tưởng hay giải pháp kém hiệu quả.

Hãy dành thời gian để nhìn nhận một cách khách quan những thất bại, và khuyến khích tất cả các thành viên trong đội nhóm chấp nhận rủi ro một cách có chủ đích nhiều hơn nữa.

Những thất bại nhỏ luôn là cần thiết để dẫn đến những thành công lớn hơn miễn là bạn áp dụng những gì đã học được vào các sáng kiến phát triển trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

7 xu hướng Digital Marketing nổi bật trong năm 2025

22 Tháng Mười Hai, 2024
Trong khi Digital marketing được dự báo tiếp tục là một kênh quan trọng để các thương hiệu và doa…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …