Skip to main content

5 điều cần suy nghĩ trước khi trở thành người đồng sáng lập

30 Tháng Mười, 2021

Bạn đang có một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời và đã tìm thấy một hoặc hai người hợp tác để cùng khởi nghiệp. Tuy nhiên, trước khi khởi động bạn nên suy nghĩ và kiểm tra thêm một lần nữa, không phải là kế hoạch hay khả năng thành công mà là 5 điều cơ bản trong quyền lợi của người đồng sáng lập.

5 điều cần suy nghĩ trước khi trở thành người đồng sáng lập

Theo khảo sát của ĐH Princeton, Hoa Kỳ, 65% công ty khởi nghiệp thất bại vì sự bất đồng giữa những người đồng sáng lập. Bởi đa số những người mới khởi nghiệp đều rơi vào cái bẫy phổ biến là cam kết bằng các cuộc trò chuyện thay vì văn bản, thống nhất bằng tình cảm thay vì các nguyên tắc, điều khoản cụ thể.

Vì vậy, trước khi công ty ra mắt thị trường, trước khi có những khoản lợi nhuận đầu tiên, những người đồng sáng lập nên xem xét mọi thứ một cách nghiêm túc và và có những thỏa thuận cụ thể, rõ ràng.

Advertisement

Dưới đây là 5 điều người đồng sáng lập nên suy nghĩ đến và thực hiện:

Quyền sở hữu.

Mỗi người đồng sáng lập cần biết họ sẽ sở hữu bao nhiêu phần trăm cổ phần của doanh nghiệp và phải trả hoặc đáp ứng những điều kiện gì để đạt được số lượng đó.

Theo Neil Dewey – người đồng sáng lập của công ty Lumi.Media, mỗi người đồng sáng lập cần thực sự phải góp vốn dù chỉ là 1 USD tượng trưng. Điều này cho thấy sự đóng góp trong quá trình liên doanh để bảo đảm tính công bằng và các quyền lợi về sau.

Bên cạnh đó, cổ phiếu ESOP (Employee Stock Ownership – Quyền sở hữu cổ phần của nhân viên) cũng là vấn đề người đồng sáng lập cần quan tâm.

Advertisement

Bởi có thể trong tương lai bạn sẽ có kế hoạch sử dụng cổ phiếu này và tỷ lệ phần trăm tối đa mà bạn có thể sở hữu là bao nhiêu? Quy tắc ESOP được thể hiện như thế nào? Và bạn cần phải làm gì trong trường hợp đó?

Cơ cấu công ty.

Xác định cấu trúc công ty và bộ máy lãnh đạo là một trong những bước đầu tiên mà bất kỳ công ty nào cũng phải thực hiện trong giai đoạn vừa hình thành. Với tư cách là người đồng sáng lập, đa phần bạn sẽ được chỉ định vào các vị trí như Chủ tịch, Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính…

Điều cần lưu ý là bạn có thể hoặc không giữ các vị trí trong nhóm C-Suite (nhóm lãnh đạo cấp cao thường bắt đầu bằng chữ C như CEO, COO, CFO, CIO…), bởi người đồng sáng lập không nhất thiết là người lãnh đạo, điều quan trọng bạn là người đưa ra ý tưởng khởi nghiệp và tiên phong trong quá trình giúp công ty ra mắt thị trường. Bạn cần làm tốt những mục tiêu, kế hoạch ban đầu thay vì tập trung kiểm soát quyền lực.

Mức lương được nhận .

Với tư cách là người đồng sáng lập, bạn có được nhận lương hay không, mức lương bao nhiêu, có tương xứng với thời gian bạn cống hiến cho công ty?

Advertisement

Đó là những câu hỏi mà nhiều người đồng sáng lập thường phân vân nhưng ít chia sẻ. Vì trong một số trường hợp, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp nhỏ, vừa thành lập, người đồng sáng lập sẽ không nhận lương.

Tuy nhiên, điều này phải được thỏa thuận và thống nhất ngay từ đầu. Tất cả người sáng lập sẽ cùng nhận lương hoặc phân chia theo những mức như thế nào, sẽ bằng nhau hay bị ràng buộc bởi các mục tiêu hoạt động trong một năm tài chính.

Chiến lược khi rời đi.

Có một số vấn đề về việc rút lui mà những người đồng sáng lập cần cân nhắc, đưa ra quan điểm và cùng thống nhất trước khi mọi thứ bắt đầu.

Cụ thể, nếu một người đồng sáng lập muốn rút vốn thì công ty phải đối diện với tình trạng gì? Những người đồng sáng lập còn lại sẽ như thế nào? Cổ phần, cổ phiếu nên phân chia ra sao?

Advertisement

Hoặc trường hợp tốt hơn, nếu tất cả người sáng lập đều ở lại, hoạt động kinh doanh thuận lợi và suôn sẻ thì công ty sẽ phát triển theo hướng nào, IPO hay mở rộng chi nhánh?

Nếu muốn mọi chuyện thuận lợi thì tất cả phải được chuẩn bị trong tâm thế chủ động và đạt được sự đồng thuận của tất cả những người đồng sáng lập ngay từ đầu.

Tìm hiểu bản thân.

Suy cho cùng, bước chuẩn bị tốt nhất là chuẩn bị ngay từ bản thân mỗi người. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng trước khi tìm kiếm người đồng sáng lập hoặc lên kế hoạch phát triển công ty, thì mỗi người nên tự nhìn nhận lại chính mình với những điểm mạnh, điểm yếu.

Bởi mối quan hệ giữa những người đồng sáng lập có lâu dài hay không phụ thuộc phần lớn vào chính bạn và sự phù hợp trong hệ giá trị của bạn và những người đồng hành.

Advertisement

Một cách đơn giản nhưng hữu ích mà nhiều doanh nhân đã làm là viết ra những điểm mạnh, điểm yếu, tính cách của bản thân, dự định về quá trình khởi nghiệp, các giá trị cốt lõi mà bạn muốn trong hoạt động của doanh nghiệp và mong muốn của bạn về người đồng sáng lập.

Sau khi viết ra thì hãy sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên và cùng thương lượng với những người mà bạn sẽ hợp tác.

Việc có một cuộc nói chuyện rõ ràng ngay từ đầu để đề ra những thỏa thuận chi tiết với người đồng sáng lập sẽ tạo ra cộng hưởng cho tất cả thành công trong tương lai.

Đồng thời, điều này còn giúp định hướng tầm nhìn chiến lược và xây dựng lộ trình bền vững giúp  doanh nghiệp tiến đến các giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.

Advertisement

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement