Cách các nhà lãnh đạo chuyển đổi hỗ trợ nhân viên và doanh nghiệp
Trong vô số các phong cách lãnh đạo, lãnh đạo chuyển đổi thực là những gì mà các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ hay công ty khởi nghiệp cần để chuyển đổi.
Với bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi lạm phát, suy thoái hay hiện tượng “nghỉ việc trong im lặng (Quiet Quitting) ngày càng trở nên phổ biến và đang định hình lại hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp nếu các nhà lãnh đạo doanh nghiệp không có khả năng nhận thức được vấn đề và thực hiện các bước chuyển đổi nhất định, doanh nghiệp khó có thể tránh khỏi tình trạng thất thoát nhân tài và vượt qua khó khăn.
Các nhà lãnh đạo có năng lực thực sự là những người không ngừng khuyến khích nhân viên của họ phát huy hết tiềm năng, đầu tư vào sự thành công của bản thân và doanh nghiệp cũng như gắn bó lâu dài.
Nhân viên ở nhiều doanh nghiệp hơn bao giờ hết đang khao khát những nơi mà họ có thể tập trung phát triển, trau dồi kỹ năng và hơn thế nữa.
Để đạt được các mục tiêu này, những nhà lãnh đạo chuyển đổi thực sự là những gì mà doanh nghiệp đang cần.
Trong khi lãnh đạo chuyển đổi hay nhà lãnh đạo có khả năng chuyển đổi doanh nghiệp (Transformative leadership) không phải là khái niệm mới, việc hiểu nó một đúng đắn lại gặp khá nhiều trở ngại, dưới đây là những dấu hiệu chính để nhận ra những con người này.
Họ không ngừng động viên và truyền cảm hứng.
Các nhà lãnh đạo chuyển đổi là những người không ngừng truyền cảm hứng cho nhân viên và những người xung quanh thông qua niềm đam mê (cá nhân) của họ đối với doanh nghiệp, khách hàng và cả động đồng.
Sự lạc quan của họ về những gì doanh nghiệp có thể vươn tới đã trở thành một nguồn cảm hứng có tính lan toả. Mọi người đều muốn trở thành một phần của tầm nhìn lớn lao đó.
Một khi nhân viên có thể liên kết được mục tiêu cá nhân với chiến lược chung của doanh nghiệp, hiểu cách những gì họ đang làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung, họ có thể dồn sức lực để đạt được chúng ngay cả khi họ không bị doanh nghiệp thúc ép.
Họ thúc đẩy suy nghĩ của nhân viên.
Với tư cách là một nhân viên hay người lao động bình thường, có không ít người đến doanh nghiệp với tâm thế thụ động, họ chờ được giao việc và thậm chí là lười suy nghĩ. Nếu có vấn đề xảy ra, họ sẽ trì hoãn cho đến khi ai đó (sếp của họ) đưa ra giải pháp cho họ.
Nhưng với tư cách là một nhà lãnh đạo có khả năng chuyển đổi, khi các thành viên trong đội nhóm biết rằng họ đang ở trong một môi trường luôn đề cao tư duy sáng tạo và thách thức sự đổi mới, họ tự hiểu rằng họ cần phải có trách nhiệm hơn doanh nghiệp và cũng là có trách nhiệm với chính họ.
Họ đầu tư vào nhân viên.
Các nhà lãnh đạo chuyển đổi khuyến khích nhân viên đầu tư vào doanh nghiệp, đồng thời họ cũng đầu tư vào chính nhân viên của mình.
Để làm được điều này, các nhà lãnh đạo chuyển đổi bắt đầu dành thời gian để khám phá điều gì thực sự có thể thúc đẩy nhân viên tiến về phía trước.
Cho dù đó là những khoản thưởng, những ngày nghỉ xả hơi hay một chương trình đào tạo ngắn hạn nào đó, một khi nhà lãnh đạo nỗ lực vì nhân viên, họ sẽ sớm được đền đáp.
Các nhà lãnh đạo chuyển đổi cũng là những người không ngừng tìm cách hỗ trợ cuộc sống cá nhân và con đường thăng tiến của nhân viên. Khi nhân viên cảm thấy họ được hỗ trợ, ngay cả trong những ngày tồi tệ nhất, họ vẫn sẽ tận tuỵ với doanh nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nam Nguyen | MarketingTrips