Skip to main content

One97 Communications: Từ startup huy động 2.4 tỷ USD đến bên bờ sụp đổ

15 Tháng Ba, 2024

Từng là startup đình đám tại Ấn Độ khi huy động được hàng tỷ USD, giá trị thị trường của One97 hiện đã mất hơn 70% giá trị so với thời điểm IPO.

Trỗi dậy và sụp đổ

Ngày 18/11/2021 là một ngày đáng nhớ với Vijay Shekhar Sharma khi ông phải rơi lệ trên Sở giao dịch chứng khoán Bombay. Những giọt nước mắt vui mừng này diễn ra trong bối cảnh nền tảng thanh toán trực tuyến One97 Communications phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thành công và trở thành đợt IPO lớn nhất Ấn Độ khi đó.

Advertisement

Với 2,4 tỷ USD vốn huy động được, One97 trở thành ngôi sao sáng chói trên bầu trời khởi nghiệp Ấn Độ, qua đó thách thức ngành ngân hàng truyền thống.

Cái tên One07 được biết đến với tư cách là công ty mẹ của Paytm, một dịch vụ thanh toán được cả Uber và Dịch vụ Đường sắt Ấn Độ (IRS) áp dụng. Hàng loạt những nhà đầu tư nổi tiếng như Alibaba và Ant Group của Jack Ma, Softbank của Masayoshi Son và Berkshire Hathaway của Warren Buffett cũng đã đổ tiền vào đây.

Với những cái tên danh giá như vậy, tưởng chừng One97 sẽ tạo nên cuộc cách mạng ngành tài chính ngân hàng Ấn Độ. Thế nhưng những giọt lệ hạnh phúc năm 2021 lại là thời khắc cuối cùng mà Sharma còn có thể vui vẻ.

Cho đến thời điểm hiện tại, One97 vẫn chưa có lãi và cổ phiếu của hãng đã giảm đến 70% giá trị kể từ khi IPO. Hàng loạt nhà đầu tư từ Softbank, Alibaba cho đến Berkshire đã thoái vốn gần hết cổ phần.

Advertisement

Trong khi đó, Paytm phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ Flipkart thuộc sở hữu của Google và Walmart. Ngay cả danh hiệu IPO lớn nhất Ấn Độ cũng bị mất vào tay Life Insurance Corporation tháng 5/2022.

Thế nhưng nỗi lo lớn nhất với Paytm và One97 hiện nay là những rắc rối tài chính khi bị Ngân hàng trung ương Ấn Độ (RBI) tố cáo vi phạm quy định, qua đó làm đình trệ các dịch vụ tài chính đang sinh lời như ví điện tử của nền tảng này.

“Paytm đang hơi coi thường các khuôn khổ pháp lý tài chính ngân hàng. Họ đang lâm vào cái bẫy thường gặp của ngành khởi nghiệp khi thành công quá lớn làm lu mờ bản chất, khiến startup dần đặt lợi ích lên trên cả rủi ro”, Cựu biên tập viên điều hành Rajrishi Singhal của The Economic Times đánh giá.

Phía Paytm phản bác rằng sản phẩm của họ không thể tung ra thị trường nếu chưa được cấp phép, nhưng vụ việc với RBI cho thấy ngành tài chính ngân hàng rất nhạy cảm khi các nền tảng trực tuyến đe dọa đến lợi ích và sự ổn định của thị trường.

Advertisement

Rắc rối

Ngày 31/1/2024, RBI chính thức cáo buộc Ngân hàng Thanh toán Paytm (PPB), vốn là một tổ chức tài chính liên kết nắm giữ tất cả tiền trong ví kỹ thuật số của Paytm, về hành vi “không tuân thủ theo các quy định luật pháp”, đồng thời ra lệnh công ty ngừng nhận tiền gửi mới.

Đến ngày 1/3/2024, Cơ quan kiểm soát tài chính Ấn Độ (IFIU) đã ra quyết định phạt PPB 660.000 USD vì chuyển tiền cho các hoạt động bất hợp pháp như cờ bạc trực tuyến.

Hiện Paytm đã nhanh chóng cắt đứt quan hệ với PPB trong khi ông Sharma buộc phải từ chức Chủ tịch hội đồng quản trị. Nền tảng này đang cố gắng liên kết với ngân hàng mới như Axis Bank để khôi phục dịch vụ.

Advertisement

Phía công ty tuyên bố rằng dịch vụ thanh toán trực tuyến của họ sẽ tái hoạt động trở lại vào ngày 15/3/2024, nhưng tình hình vẫn đang khá phức tạp.

Cựu biên tập Singhal cho hay nếu không có ngân hàng thanh toán bên thứ 3 giữ tiền thì Paytm chỉ có thể thực hiện các giao dịch thông thường mà không tạo được doanh thu so với phương án liên kết với bên thứ 3.

Hồ sơ chứng khoán cho thấy rắc rối với RBI của paytm có thể khiến doanh thu trước thuế (EBITDA) của hãng giảm 5 tỷ Rupee, tương đương 60,4 triệu USD.

Kết thúc cuối năm 2023, tổng EBITDA của hãng này đạt 55 triệu USD.

Advertisement

Theo Singhal, thương hiệu Paytm hiện nay sẽ chỉ có thể tồn tại như một giao diện thanh toán trực tuyến đơn thuần mà không thể trở thành ví điện tử hay có các sản phẩm cạnh tranh với ngân hàng truyền thống.

Vụ việc của Paytm được cho là quả bom mới nhất sau sự kiện Edtech Byju, một startup khác trị giá 22 tỷ USD của Ấn Độ gặp rắc rối.

Ngày 23/2/2024, cổ đông của Byju đã bỏ phiếu phế truất CEO Byju Raveendran nhưng ông này từ chối tuân theo.

Bất hợp pháp

Advertisement

Quay trở lại vụ việc của Paytm, tờ Fortune nhận định các cơ quan chức năng Ấn Độ đang ngày càng siết chặt quản lý hệ thống tài chính trước tình hình tội phạm sử dụng các nền tảng trực tuyến để lách luật.

Kể từ tháng 3/2022, PPB đã không thể nhận thêm khách hàng mới và bị phạt 650.000 USD vào tháng 10/2023 vì vi phạm quy định ngành ngân hàng. Đến tháng 11, PPB bị cấm ký hợp đồng với các đối tác khác.

Những động thái trên của RBI là một phần trong chiến dịch trấn áp quy mô rộng với ngành tài chính Ấn Độ khi vô số “ngân hàng ngầm” của các tổ chức tội phạm núp bóng.

Với việc thị trường chứng khoán Ấn Độ đã vượt sàn Hong Kong của Trung Quốc về vốn hóa thị trường, phía RBI lo ngại hệ thống tài chính bị mất an toàn khi nền kinh tế ngày một nóng lên.

Advertisement

“Một cuộc khủng hoảng tài chính sẽ dẫn đến bất ổn địa chính trị. Bởi vậy một rủi ro như Paytm là không thể chấp nhận được trong mắt các nhà hoạch định chính sách”, ông Singhal cho hay.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh Tiền tệ

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Shopee và TikTok Shop chiếm gần 90% thị phần thương mại điện tử tại Việt Nam

21 Tháng Mười Một, 2024
Tại sự kiện diễn ra chiều 20/11 về thương mại điện tử, ông Nguyễn Xuân Thảo – ủy viên Ban t…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement