Skip to main content

Sự khác biệt lớn trong cách vận hành giữa Big Tech và các Startup

9 Tháng Mười, 2023

Trong bất kỳ lúc nào, hệ sinh thái công nghệ luôn có hai “lý tưởng”: các ông lớn và những công ty khởi nghiệp (Start up). Hai mô hình doanh nghiệp này có sự khác biệt rất sâu sắc, từ phân bổ nguồn lực đến đổi mới và văn hóa doanh nghiệp.

Sự khác biệt lớn trong cách vận hành giữa Big Tech và các Startup
Sự khác biệt lớn trong cách vận hành giữa Big Tech và các Startup

Mặc dù các Big Tech và các startup đều đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hệ sinh thái công nghệ, nhưng họ có cách tiếp cận, văn hóa và chiến lược khác nhau.

Nhìn chung, các ông lớn luôn tìm kiếm sự ổn định trong khi “những người trẻ” thường khá liều lĩnh. Tuy nhiên, khi những điểm khác biệt của hai mô hình này giao thoa, ngành công nghệ được thúc đẩy một cách mạnh mẽ.

Dưới đây là năm điểm khác biệt cơ bản giúp phân biệt Big Tech và các công ty khởi nghiệp, đồng thời tiết lộ những bí mật tạo nên thành công tương ứng của họ.

PHÂN BỔ NGUỒN LỰC VÀ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG 

Một trong những khác biệt rõ ràng nhất giữa các gã khổng lồ công nghệ và các công ty khởi nghiệp nằm ở cách phân bổ nguồn lực và khả năng mở rộng.

Với sức mạnh tài chính đã được tạo dựng từ lâu, các tập đoàn lớn dễ dàng dành ngân sách cho nghiên cứu, phát triển và tiếp thị. Với sự hiện diện rộng rãi trên toàn cầu, họ tập trung mở rộng quy mô để mở rộng nguồn thu lợi nhuận trên nhiều thị trường.

Ngược lại, do nguồn lực hạn chế, các công ty khởi nghiệp luôn phải tính toán khá nhiều trong việc phân bổ để cân bằng giữa việc phát triển sản phẩm, tiếp thị và chi phí vận hành.

Tuy nhiên, cũng chính vì luôn phải tiết kiệm này, các công ty khởi nghiệp luôn ưu tiên các dự án có tiềm năng phát triển và tác động lớn nhất so với một dự án ổn định với lợi nhuận thấp.

TỐC ĐỘ VÀ SỰ LINH HOẠT

Một trong những khác biệt rõ ràng nhất giữa các Big Tech và các startup là tốc độ và sự linh hoạt. Cơ cấu tổ chức phức tạp với nhiều nhà quản lý là nguyên do cản trở các công ty công nghệ lớn nhanh chóng đưa ra quyết định hay thay đổi một điều gì đó.

Ngược lại, với quy mô nhỏ, các công ty khởi nghiệp hoàn toàn có thể thay đổi linh hoạt để thích ứng với mọi hoàn cảnh.

Điều này mang lại cho các công ty khởi nghiệp một lợi thế cạnh tranh khác biệt, cho phép họ nắm bắt cơ hội và đáp ứng nhu cầu thị trường ngay lập tức.

Tuy nhiên, sự nhanh nhẹn này đi kèm với những thách thức riêng, chính vì vậy, các công ty khởi nghiệp cũng cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng những thay đổi để đảm bảo tính bền vững lâu dài.

ĐỔI MỚI VÀ CHẤP NHẬN RỦI RO 

Đổi mới là cốt lõi của cả Big Tech và các công ty khởi nghiệp, tuy nhiên họ có những cách khác nhau để đạt được điều đó.

Những gã khổng lồ công nghệ lớn thường đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển, khám phá những công nghệ đột phá giúp hỗ trợ danh mục sản phẩm rộng lớn của họ. Trọng tâm của họ thường là nâng cao các sản phẩm hiện có và tăng thị phần.

Trong khi đó, các công ty khởi nghiệp được thúc đẩy bởi tinh thần kinh doanh vượt qua ranh giới của sự đổi mới, chấp nhận rủi ro có tính toán để phá vỡ các thị trường (Market Disruption) đã được thiết lập. Các công ty khởi nghiệp đặt cược tương lai của họ vào những ý tưởng táo bạo và những dự án mạo hiểm chưa được khám phá.

VĂN HÓA VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY 

Các tập đoàn Big Tech thường tự hào về một nền văn hóa doanh nghiệp lâu đời. Mặc dù họ thường cung cấp nhiều đặc quyền và phúc lợi cho nhân viên của mình, nhưng mặt trái của những doanh nghiệp này là phân cấp quá nghiêm ngặt.

Trong khi đó, các công ty khởi nghiệp sẽ là nơi phù hợp với những những cá nhân muốn trở thành một phần của điều gì đó mang tính thay đổi, được thúc đẩy bởi mục đích chung là tạo ra tác động sâu sắc.

Tình bạn thân thiết và ý thức làm chủ trong một công ty khởi nghiệp xây dựng nên các nhóm gắn kết, truyền cảm hứng để họ đạt được những mục tiêu đầy tham vọng giúp phát triển doanh nghiệp.

QUAN HỆ KHÁCH HÀNG  

Các công ty Big Tech thường có cơ sở khách hàng rộng lớn, với nguồn dữ liệu này, họ sẽ phân tích để hiểu xu hướng và sở thích của người dùng. Trọng tâm của họ thường là  nâng cao trải nghiệm khách hàng trung thành đồng thời cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau.

Các công ty khởi nghiệp thường có cơ sở người dùng thân thiết hơn. Chính vì vậy, những doanh nghiệp này thường tập trung cá nhân hóa trải nghiệm nhằm xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng.

Theo đó, các công ty khởi nghiệp thường phản hồi nhanh chóng ý kiến người dùng và luôn tích cực tìm cách điều chỉnh sản phẩm để đáp ứng nhu cầu cụ thể. Cách tiếp cận cá nhân hóa sẽ thúc đẩy lòng trung thành và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu, từ đó củng cố vị thế của công ty trên thị trường.

Trong hệ sinh thái công nghệ sôi động, sự tồn tại của cả Big Tech và các công ty khởi nghiệp đã tạo nên thị trường đa dạng có nhiều đổi mới và đột phá.

Từ phân bổ nguồn lực đến văn hóa, hai mô hình có những đặc trưng khác biệt và có những điểm mạnh riêng. Chính vì vậy, việc thiết lập quan hệ hợp tác giữa công ty khởi nghiệp với công ty lớn từ lâu đã trở thành xu hướng.

Trong khi các công ty khởi nghiệp có thể tiếp cận các nguồn lực như vốn, công nghệ và cơ sở nghiên cứu, các tập đoàn lớn cũng nhận được nhiều lợi ích từ việc hợp tác với các công ty khởi nghiệp. Các công ty khởi nghiệp thường đi đầu trong đổi mới, không hạn chế việc phát triển trong các quy trình hay hệ thống phân cấp truyền thống.

Hợp tác với các công ty khởi nghiệp cho phép các ý tưởng công nghệ và cách tiếp cận mới được đưa vào hoạt động của công ty Big Tech.

Nói tóm lại, có sự năng động học hỏi và phát triển lẫn nhau giữa các công ty khởi nghiệp và các công ty Big Tech. Sức mạnh tổng hợp này có thể thúc đẩy một hệ sinh thái công nghệ phát triển mạnh mẽ, mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan.

Ngoài ra, các công ty ở mọi quy mô và ngành nghề đều có thể học hỏi từ các công ty công nghệ lớn – không chỉ từ những gì họ làm đúng mà còn từ những gì họ đã sai, nhất là các bài học về đầu tư vào phát triển nhân viên và phát triển văn hóa học hỏi liên tục.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Meta ra mắt Edits và muốn thay thế CapCut của TikTok

20 Tháng Một, 2025
Meta vừa chính thức trình làng công cụ chỉnh sửa video mới Edits trong bối cảnh mạng xã hội TikTo…

Đọc nhiều

Top 10+ xu hướng Marketing sẽ thống trị trong năm 2025 (từ Kantar)

18 Tháng Một, 2025
Theo báo cáo từ Kantar Media (một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường,…